Xóa bỏ tình trạng 'giữ ghế' chờ ngạch; cán bộ, công chức muốn tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm

Dự thảo Luật cán bộ, công chức (sửa đổi) xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, nền tảng, cốt lõi, vận hành xuyên suốt toàn bộ bộ máy hành chính để làm cơ sở xác định biên chế, phân bổ nhân lực; là căn cứ duy nhất để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, trả lương.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình ý kiến đại biểu
Quốc hội quan tâm về dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Tán thành sửa đổi toàn diện Luật Cán bộ, công chức

Chiều 14/5/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã tiếp thu và giải trình về các vấn đề đại biểu quan tâm như chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong khu vực công; mối quan hệ giữa vị trí việc làm với ngạch công chức…

Tại phiên thảo luận có 24 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu. Trong đó đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cán bộ, công chức nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức. 

Bên cạnh đó, nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận các quy định về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; phân loại cán bộ, công chức; chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; chính sách đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ; quyền của cán bộ, công chức về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ liên quan đến tiền lương; văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; phương thức, thẩm quyền tuyển dụng công chức; đánh giá công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức; vấn đề liên thông công chức; vị trí việc làm và ngạch công chức; khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. 

Có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung các quy định về: chế độ làm việc từ xa, làm việc trực tuyến của cán bộ, công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính; chuyển đổi số trong thi hành công vụ; việc không xử lý cán bộ, công chức sinh con thứ ba để thống nhất với quy định của Đảng.

Cán bộ, công chức muốn tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật được xây dựng nhằm xác lập pháp lý liên thông đội ngũ cán bộ xã và tỉnh; xây dựng chế độ công vụ chung từ Trung ương đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; gắn với đó là thực hiện mục tiêu cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, liên thông quy định, thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, công chức.

Đây cũng là dịp sửa đổi toàn diện Luật cán bộ, công chức, đổi mới chế độ công vụ theo hướng tiếp cận nền công vụ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Trước một số ý kiến băn khoăn về mối quan hệ giữa vị trí việc làm với ngạch công chức, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, dự thảo Luật xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, nền tảng, cốt lõi, vận hành xuyên suốt toàn bộ bộ máy hành chính để làm cơ sở xác định biên chế, phân bổ nhân lực; là căn cứ duy nhất để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, trả lương.

Còn ngạch công chức là công cụ phụ trợ có tính kỹ thuật để phân định thứ bậc trình độ chuyên môn trong công vụ và được tích hợp vào hệ thống mô tả khung năng lực của vị trí việc làm. Ngạch công chức không còn là mục tiêu như hiện nay, nên Chính phủ mới đề xuất bỏ thi nâng ngạch, bỏ sắp xếp theo thứ tự.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay, cán bộ, công chức đều trải qua quá trình tập sự, thành chuyên viên, rồi chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; 9 - 10 năm mới thành chức nghiệp hoàn chỉnh hoặc đủ điều kiện có thể bổ nhiệm vào các vị trí. 

Còn theo quy định mới sẽ linh hoạt, năng động. Người có năng lực, đủ điều kiện được tuyển dụng vào vị trí việc làm nào, thì xét vào ngạch tương ứng nếu đủ điều kiện chứ không tuần tự hệ thống ngạch như trước. 

Cán bộ, công chức muốn tồn tại thì phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm, không phải vì có ngạch, xóa bỏ tình trạng "giữ ghế" nhờ ngạch, nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu và thực thi công vụ trên cơ sở vị trí việc làm.

Cũng theo Bộ trưởng, phải làm sao luật hóa nguyên tắc coi người có tài là một chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị.

Chính phủ sẽ quy định rõ ràng, cụ thể bằng nghị định về nguyên tắc cơ chế chính sách đặc biệt, linh hoạt phân cấp, kết nối đồng bộ, liên thông từ tuyển dụng, sử dụng và đặc biệt là tạo môi trường, văn hóa công vụ để người tài được cống hiến xứng đáng./.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.
19/05/2025

Dự kiến cách tính tiền lương 1 giờ dạy, dạy thêm giờ của nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cách tính tiền lương 1 giờ dạy, tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo.
16/05/2025

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.
15/05/2025

Phân quyền đúng, tăng trưởng mạnh

Phân cấp, phân quyền triệt để không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật hành chính. Đó là một cuộc cách mạng về tư duy quản trị, nơi chính quyền địa phương không còn bị xem như "cánh tay nối dài" của cấp trên, mà trở thành những chủ thể có năng lực hành động độc lập, sáng tạo và chịu trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân.
15/05/2025

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đề xuất quy định về "cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".
15/05/2025

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
14/05/2025

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, học sinh hoàn thành chương trình THCS có thể chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng tốt nghiệp THCS như hiện nay.
12/05/2025

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
06/05/2025

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
02/05/2025

Đề xuất mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
02/05/2025

Đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với tội phạm về môi trường

Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với tội phạm về môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai.
25/04/2025

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
25/04/2025