Sở Xây dựng Hà Nội: Thời điểm này là đủ 'chín', đủ hợp lý để thực hiện cấm xe máy xăng

Ngày 18-7, Văn phòng UBND TP Hà Nội phối hợp với báo Dân Trí tổ chức tọa đàm Chuyển đổi xe máy xăng ở nội đô: Vì một Hà Nội xanh. Buổi tọa đàm diễn ra trong bối cảnh Hà Nội đang 'nóng' về vấn đề sẽ cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ ngày 1-7-2026.

Toàn cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: BTC

Ông Đào Việt Long - phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội; ông Nguyễn Anh Quân - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo một số phòng chuyên môn thuộc 2 sở trên dự buổi tọa đàm.

Việc triển khai chủ trương cấm xe máy xăng đang tiến hành bài bản, thận trọng

Ông Đào Việt Long - phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - Ảnh: BTC

Trao đổi tại tọa đàm, ông Đào Việt Long - phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết việc triển khai chủ trương cấm xe máy xăng được sở tiến hành rất bài bản, thận trọng và đồng bộ. Với mục tiêu đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, đồng thời bảo đảm mục tiêu về môi trường cũng như mục tiêu chung của thành phố.

Theo ông Long, để triển khai thực hiện việc này cần sự phối hợp giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, là 3 yếu tố mấu chốt để thành công.

Hà Nội sẽ có các chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh. Với chính sách này sẽ tập trung vào các cơ chế hỗ trợ qua nhiều hình thức: trực tiếp bằng tiền hay gián tiếp thông qua chính sách phí, lệ phí.

Đồng thời, thời gian tới, ông cho biết Hà Nội sẽ có giải pháp về vận tải công cộng để phục vụ nhu cầu của người dân để người dân hạn chế sử dụng xe máy. Việc kết nối các phương tiện và các loại hình vận tải cũng đang được tính toán.

"Với các cơ chế, chính sách, chúng tôi sẽ lấy ý kiến rộng rãi để lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân về các nhóm vấn đề, nhóm cơ chế hỗ trợ để người dân đồng thuận chuyển đổi, vì có sự đồng thuận của người dân, chúng tôi mới thành công" - ông Long nói thêm.

Mục tiêu là mang lại bầu không khí trong lành cho người dân

Ông Nguyễn Anh Quân - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội - Ảnh: BTC

 

Trao đổi sau đó, ông Nguyễn Anh Quân - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, cho biết với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND TP Hà Nội trong công tác quản lý về môi trường, sở nhận thấy chỉ thị 20 của Thủ tướng mang tính cấp bách, kịp thời, tổng thể và rất toàn diện.

Theo ông Quân, kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội do các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu hóa thạch chiếm trên 50%. Việc này ảnh hưởng đến mức độ nguy hại của không khí.

Vì vậy, theo ông, đây là vấn đề "nóng" ở Hà Nội, vì vậy chỉ thị 20 của Thủ tướng yêu cầu giải quyết vấn đề này.

"Chỉ thị 20 đã đưa ra những chủ trương, những nhóm giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, mục tiêu cuối cùng là mang lại bầu không khí trong lành cho người dân. TP Hà Nội rất mong muốn có sự hài hòa giữa quyền lợi, trách nhiệm của người dân" - ông Quân giải thích.

Thời điểm đã đủ chín để cấm xe máy xăng?

Ông Phan Trường Thành - trưởng Phòng kế hoạch - tài chính, Sở Xây dựng Hà Nội - Ảnh: BTC

Về vấn đề Hà Nội có học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã thực hiện cấm xe máy chạy xăng, trao đổi tại tọa đàm, ông Phan Trường Thành - trưởng Phòng kế hoạch - tài chính, Sở Xây dựng Hà Nội - cho rằng bài học kinh nghiệm rất gần với Việt Nam là ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Theo ông Thành, cách đây hơn 20 năm vấn nạn về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại Bắc Kinh là khủng khiếp, còn hơn Việt Nam bây giờ. Tuy nhiên, lãnh đạo từ trung ương Trung Quốc đến lãnh đạo Bắc Kinh quyết tâm thực hiện việc cấm xe máy xăng, đến nay họ đã thành công.

"Bên cạnh đó, chúng ta phải gắn với thực tiễn. Chúng ta khác thủ đô Bắc Kinh, đó là Bắc Kinh có thể làm rộng ngay nhưng Hà Nội theo ý tưởng của Thủ tướng Chính phủ là ta không nên tràn lan ngay mà mở rộng một cách có lộ trình, dần dần. Bắc Kinh trước đây họ làm đến vành đai 3 và bây giờ đã đến tận vành đai 4" - ông Thành phân tích.

Tuy nhiên, theo vị này, Việt Nam không bưng bê nguyên mô hình nước ngoài mà phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

"Về mốc tiến độ, tôi cho rằng thời điểm này là thời điểm đủ chín, đủ hợp lý để chúng ta thực hiện. Hiện nay chúng ta đủ điều kiện về mặt hạ tầng tiếp tục hoàn thiện, đủ điều kiện về mặt pháp lý, đủ điều kiện về tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, sự quan tâm từ lãnh đạo Trung ương đến địa phương cũng như sự ủng hộ của người dân.

Thực tế trong thời gian gần đây tôi cũng theo dõi hệ thống nền tảng xã hội khi chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ ban hành rất đầy đủ toàn diện" - ông Thành đưa ra nhận định.

Cũng tại buổi tọa đàm, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đào Việt Long cho biết hiện thủ đô có 6,9 triệu xe máy và xấp xỉ gần 1,5 triệu xe máy của các tỉnh khác thường xuyên hoạt động. Trong đó, 70% xe máy đang lưu hành là xe cũ. Mô tô, xe máy chiếm 95% lượng phương tiện xe cơ giới.

Các nghiên cứu thống kê đã chỉ rõ rằng xe máy là nguồn phát thải chính tại đô thị. Cụ thể, xe máy gây ra 94% lượng hydrocarbon (HC), 87% khí CO, 57% NOx và 33% bụi mịn PM10 từ giao thông.

Vị này cho biết việc tiếp tục sử dụng hàng triệu xe máy cũ không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường của Hà Nội mà còn làm suy giảm chất lượng không khí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chưa kể vấn đề về tai nạn giao thông.

Theo Tuổi Trẻ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Trong bối cảnh Hà Nội ngày càng đối mặt với áp lực lớn về môi trường, hạ tầng và chất lượng sống đô thị, Chỉ thị số 20/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2025 đã đánh dấu một bước ngoặt "xanh" quan trọng.
16/07/2025

Đột phá thể chế cho giấc mơ an cư

"An cư thì mới lạc nghiệp". Câu nói ấy không chỉ là một châm ngôn đời thường, mà còn là định hướng lớn cho chính sách phát triển quốc gia.
06/06/2025

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.
19/05/2025

Phân quyền đúng, tăng trưởng mạnh

Phân cấp, phân quyền triệt để không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật hành chính. Đó là một cuộc cách mạng về tư duy quản trị, nơi chính quyền địa phương không còn bị xem như "cánh tay nối dài" của cấp trên, mà trở thành những chủ thể có năng lực hành động độc lập, sáng tạo và chịu trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân.
15/05/2025

Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tương xứng với tính chất đột phá chiến lược của công tác xây dựng thể chế

Ngày 11/3/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
12/03/2025

Tọa đàm khoa học: Chính sách của Việt Nam về tiền điện tử và sự minh bạch của dự án gây nhiều tranh cãi Pi Network

Trước thềm sự kiện Pi Network thông báo bước vào giai đoạn Open Network vào ngày 20/02/2025 sắp tới, một tọa đàm khoa học quy mô lớn sẽ được tổ chức nhằm mang đến những góc nhìn chuyên sâu về tiền mã hóa và những câu hỏi về Pi Network trong hệ sinh thái blockchain.
13/02/2025

Tết bao nhiêu ngày, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng thì Bộ trưởng làm gì?

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đặt vấn đề: Nghỉ Tết bao nhiêu ngày Bộ trưởng cũng báo cáo Thủ tướng, thi môn gì Bộ trưởng cũng báo cáo Thủ tướng, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng, thế Bộ trưởng làm gì?
07/12/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Hội thảo về cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản

Ngày 19/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Hoàn thiện cơ chế chính sách, hỗ trợ hoạt động xuất bản và lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản".
20/08/2024

Kiến nghị xử lý hơn 39 nghìn tỷ đồng sau thanh, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

Theo tin từ Tổng cục Thuế, tính đến ngày 25/9, cơ quan thuế đã kiểm tra 369,5 nghìn hồ sơ khai thuế và tiến hành gần 64,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, lực lượng chức năng đã kiến nghị xử lý khoảng 39,1 nghìn tỷ đồng, trong đó yêu cầu nộp vào ngân sách nhà nước gần 10,8 nghìn tỷ đồng (số thực nộp đến nay là 7,15 nghìn tỷ đồng), giảm khấu trừ gần 1,7 nghìn tỷ đồng, giảm lỗ 26,65 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, các cơ quan thuế đã tập trung đôn đốc xử lý nợ thuế, thu vào ngân sách nhà nước gần 24,8 nghìn tỷ đồng nợ thuế; qua đó, góp phần tăng thu cho ngân sách nh...
09/01/2020

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những mặt tích cực thì một số nội dung của Luật Doanh nghiệp không còn phù hợp với thực tiễn, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ; một số nội dung không còn tương thích với một số quy định của luật mới ban hành. Ngoài ra, một số nội dung khác cần được tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế tốt, tăng mức độ an toàn cho cổ đông, nhà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ. Một số thủ tục hành chính để đăng ký doanh nghiệp không cò...
09/01/2020