Dự toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương, kinh phí điều chỉnh lương hưu 2025 như thế nào?

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 phải đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, lộ trình tinh giản biên chế theo các quy định.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2025-2027; kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030, trong đó có hướng dẫn dự toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương và kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.

Dự thảo hướng dẫn rõ về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025. Theo đó, nguyên tắc xây dựng là đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật khác có liên quan; đúng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. 

Đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, lộ trình tinh giản biên chế theo các quy định.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. 

Trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát các nhiệm vụ trùng lặp, nhiệm vụ kết thúc năm 2024; nhiệm vụ dở dang tiếp tục thực hiện năm 2025.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ phát sinh mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và triển khai thực hiện ngay khi được giao kinh phí, dự toán NSNN thực hiện phù hợp với khả năng huy động, cân đối các nguồn lực (bao gồm cả nguồn hợp pháp khác theo quy định).

Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển

Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN bao gồm cả nguồn vốn vay (ODA và ưu đãi nước ngoài), vốn viện trợ (vốn ODA không hoàn lại, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức), nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nguồn thu tiền sử dụng đất được xây dựng theo các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của NSNN trong năm.

Phù hợp với các kế hoạch 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nhiệm vụ chi ĐTPT theo quy định của Luật NSNN, các văn bản pháp luật khác có liên quan không thuộc phạm vi của Luật Đầu tư công.

Đề xuất phương án bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025. 

Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án đến hết ngày 31/01/2026, không kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang giai đoạn sau theo đúng quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư công, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả.

Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên

Đối với xây dựng dự toán chi thường xuyên, dự thảo nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.

Dự toán chi thường xuyên năm 2025 nguồn NSNN của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với việc triển khai các Kết luận 28-KL/TW và Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị.

Trong đó, xác định cụ thể các tác động tăng hoặc giảm quỹ lương và chi hoạt động bộ máy năm 2025 so với năm 2024; đảm bảo triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi mua sắm tài sản công, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, tiết kiệm điện, xăng dầu.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 (không bao gồm kinh phí cải cách tiền lương năm 2024), giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 trừ các đơn vị cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Dự toán nguồn cải cách tiền lương

Dự toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương và kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025, dự thảo nêu rõ:

Về nguồn cải cách tiền lương: Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, Nghị định số 60/2021/NĐ-CPThông tư số 56/2022/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan.

Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 để thực hiện cải cách tiền lương.
Về kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ nhà nước quy định.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê được hưởng thuế ưu đãi 6%

HoREA kiến nghị mức thuế ưu đãi thu nhập với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê là 6%, thấp hơn 4% theo đề xuất của Bộ Tài chính.
17/09/2024

Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% tiền lương

Các cơ quan quản lý lao động tại TPHCM đề xuất nâng cao mức trợ cấp thất nghiệp và chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề, nhằm giúp họ nâng cao tay nghề, tìm việc làm mới.
15/09/2024

Tiếp tục đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Dự báo giá nhà khó giảm, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang.
15/09/2024

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024