Đề xuất cho phép người lao động đóng tiền nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ

Trong trường hợp người sử dụng không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cơ chế đặc thù giải quyết chế độ cho người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp.

Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung một chương quy định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp và biện pháp xử lý vi phạm.

Cụ thể, quy định về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cơ chế đặc thù bảo vệ quyền lợi người lao động về hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cơ chế đặc thù bảo vệ quyền lợi người lao động về hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.

Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất thêm cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Theo đó, cơ quan BHXH xác nhận tạm thời thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có yêu cầu của người lao động, làm cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Đó là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cưỡng chế về quản lý thuế; đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập; đang làm thủ tục phá sản; đã phá sản…

Khi người sử dụng lao động tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc có quyết định tuyên bố phá sản, giải thể, mà thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đây sẽ là cơ sở thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Đối với trường hợp tính cả thời gian chậm đóng, trốn đóng mới đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Việc bổ sung cơ chế đặc thù đối với lao động bị nợ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng, cũng là đề xuất của BHXH Việt Nam khi góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Đề xuất bổ sung trường hợp không được nhận trợ cấp thất nghiệp

Luật Việc làm hiện hành quy định 2 trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, gồm người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật và người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hằng tháng. 

Lao động đủ điều kiện có thể chọn thôi việc lấy tiền trợ cấp thất nghiệp trước khi nhận lương hưu hằng tháng. Thời gian hưởng tối đa không quá 12 tháng, tương đương 144 tháng (12 năm) đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH bổ sung một số trường hợp không được nhận trợ cấp, gồm: Người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; người bị sa thải hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc; người hưởng lương hưu; lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trên nhằm hạn chế gian lận, trục lợi.

Góp ý với dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị giữ nguyên quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, qua tổng hợp ý kiến của các cấp công đoàn, đa số đồng tình với việc người lao động nghỉ việc đúng pháp luật được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc này nhằm hỗ trợ lao động khi nghỉ việc, đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động.

Người lao động bị sa thải được xác định là chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật. Mặc dù lý do bị sa thải cơ bản là do người lao động vi phạm kỷ luật lao động, nhưng cần xem xét hậu quả của việc người lao động bị sa thải không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

“Người lao động bị sa thải thường khó tiếp cận việc làm mới do đơn vị sử dụng lao động sẽ căn cứ lý do sa thải để từ chối tiếp nhận lao động. Điều này sẽ gây khó khăn cho người lao động tiếp tục tham gia vào việc làm chính thức, tiếp tục tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp…”, ông Hiểu cho biết.

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng nêu thực tế, hiện nay không ít doanh nghiệp muốn sa thải người lao động mà không có lý do chính đáng đã thực hiện rất nhiều hình thức, mánh khóe như đẩy hiệu quả công việc đến mức không thể thực hiện được, hay như các lỗi nhỏ trong công việc, trừ lương thưởng… khiến người lao động rơi vào tình cảnh khó khăn, thu nhập thấp, không đủ chi trả cho nhu cầu sống cơ bản hằng ngày.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất phạt 400 triệu đồng với doanh nghiệp sa thải lao động trái phép

Bộ Công an đề nghị nâng trần phạt tiền lên 400 triệu đồng, đồng thời giữ mức tù tối đa 3 năm đối với hành vi buộc thôi việc, sa thải người lao động trái pháp luật.
26/06/2025

Dạy thêm, học thêm và câu hỏi lớn về triết lý giáo dục

Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 20/6/2025, tranh luận giữa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương về vấn đề dạy thêm, học thêm đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
24/06/2025

"Việc gì người dân làm được, chính quyền không nên nhúng tay"

Trước những lo ngại về khối lượng trách nhiệm nặng nề của chính quyền địa phương 2 cấp, chuyên gia đề xuất xem lại nguyên tắc "việc gì dân làm được thì trả cho dân".
24/06/2025

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).
23/06/2025

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7.2025

Đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương đề nghị khẩn trương xem xét, điều chỉnh, tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7.2025, đây là yêu cầu cấp thiết của cuộc sống.
18/06/2025

Đề xuất giảm giờ làm cho lao động khu vực tư từ 48 xuống 44 giờ một tuần

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm giảm giờ làm việc cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ xuống 44 giờ một tuần thực hiện từ năm 2026.
17/06/2025

Đề nghị sớm giảm thuế thu nhập cá nhân, không thể chậm trễ hơn nữa

Các đại biểu Quốc hội đề nghị sớm điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh.
17/06/2025

Bộ Công an: Nghiên cứu bỏ hẳn án tử hình trong các lần sửa luật sau

Đại diện Bộ Công an cho biết trong các lần sửa đổi tiếp theo, Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, tiến tới xoá bỏ án tử hình.
14/06/2025

Đề xuất tiêu chuẩn khí thải cụ thể với từng loại xe máy

Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất Hà Nội và TPHCM áp dụng tiêu chuẩn khí thải với mô tô, xe máy từ ngày 1/7/2027 nhưng chỉ với xe sản xuất từ năm 2008 trở về trước.
12/06/2025

Sửa Luật Quy hoạch trên tinh thần "khó đâu tháo đó, tắc đâu thông đó"

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, nếu sửa Luật Quy hoạch nhằm thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy mà chúng ta làm ra thực hiện không được thì rất khó khăn. Cần rà soát xem vướng cái gì cần bàn để sửa ngay, trên tinh thần "khó đâu tháo đó, tắc đâu thông đó".
10/06/2025

Dự kiến bỏ quy định mức thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại các thành phố

Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định mức thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại các thành phố.
06/06/2025

Trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hơn 280 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tỷ lệ tán thành rất cao đạt 99,75%.
06/06/2025