Phó Thủ tướng: "Đầu tư khu sản xuất thử chip bán dẫn có thể tốn 7 tỷ USD"

Theo Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, một số trung tâm đổi mới sáng tạo sẽ được đầu tư để tiến hành những khâu ban đầu trong sản xuất chip bán dẫn, nhưng đầu tư cho việc này rất lớn.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là vấn đề được đưa vào nghị trường Quốc hội trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, sáng 6/6.

Nội dung này bắt nguồn từ chất vấn của nữ đại biểu tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga dành cho lãnh đạo Chính phủ.

Cho biết hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn, có sự phát triển vượt bậc, đại biểu Nga muốn nghe đánh giá của Phó Thủ tướng về cơ hội của Việt Nam khi tham gia vào ngành công nghiệp hấp dẫn này.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Ảnh: Phạm Thắng).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Ảnh: Phạm Thắng).

"Việt Nam cần có những giải pháp gì để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?", bà Nga đặt câu hỏi.

Trả lời, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, trong đó kinh tế số vừa qua phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng 12-15%/năm.

Người Việt cũng có nhiều tố chất (yêu toán, khéo léo…) để tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn và việc đào tạo các chuyên ngành liên quan tới công nghệ thông tin, theo ông Hà, vừa qua cũng được chú trọng.

Từ những lợi thế ấy, lãnh đạo Chính phủ khẳng định "Việt Nam có cơ hội tham gia sâu ngành công nghiệp bán dẫn".

Để tận dụng cơ hội, theo Phó Thủ tướng, cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo nhân lực trong ngành công nghệ thông tin, mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ để đáp ứng nhu cầu.

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

Ông lưu ý trong đào tạo nhân lực cần chú trọng đào tạo lại, đào tạo tại chỗ các kỹ sư để họ tiếp cận ngay, tham gia vào chuỗi sản xuất ở các khâu như đóng gói, kiểm chuẩn… Đi kèm với đó là đào tạo chuyên sâu để họ tham gia vào các khâu sản xuất chuyên sâu hơn, cốt lõi.

Theo ông Hà, bên cạnh việc đưa ra cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chip bán dẫn, Chính phủ đã có chủ trương chọn các trường đại học, xây dựng trung tâm chip bán dẫn… để tận dụng cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất lĩnh vực công nghệ cao này.

Về lâu dài, Chính phủ cần có chính sách để Việt Nam có thể xây dựng, nghiên cứu sâu hơn về công nghệ lõi - lĩnh vực các nước phát triển đều nắm bản quyền, không chuyển giao.

Dùng quyền tranh luận để thể hiện quan điểm về việc này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ nhìn nhận Việt Nam cũng có cơ hội và từng kỳ vọng đón lấy cơ hội trở thành "miền đất hứa" thu hút ngành công nghiệp bán dẫn.

Dẫn thông tin Trung Quốc đã bỏ ra 45,5 tỷ USD, Hàn Quốc bỏ hơn 7 tỷ USD để hỗ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn, ông Hạ sốt ruột khi ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp công nghiệp bán sản phẩm cho Mỹ sử dụng, nhưng bán trong nước lại… "không ai mua".

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ (Ảnh: Phạm Thắng).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ (Ảnh: Phạm Thắng).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhìn nhận Việt Nam có lợi thế vì được các nước đang làm chủ thiết bị đến thiết kế, các nước làm chủ công nghệ liên quan đến sản xuất.

"Họ có thể chuyển cho chúng ta một phần công nghệ", Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam là quốc gia được ưu tiên.

Để nắm bắt, làm chủ công nghệ sản xuất, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải nghiên cứu cơ bản, với rất nhiều khâu khác nhau và triển khai lâu dài. Vì vậy, Thủ tướng chỉ đạo đầu tư một số trung tâm khoa học công nghệ để phục vụ công tác nghiên cứu cơ bản.

"Một số trung tâm đổi mới sáng tạo sẽ được đầu tư để tiến hành những khâu ban đầu, nghiên cứu cơ bản hướng tới có thể làm chủ được các bước sau", Phó Thủ tướng thông tin, những đầu tư này rất lớn như đầu tư khu vực sản xuất thử, có thể sản xuất hàng trăm lần mới ra được 1 sản phẩm đạt được yêu cầu.

"Sản xuất thử báo cáo đại biểu phải đầu tư 7 tỷ USD", theo Phó Thủ tướng. Công việc này, theo ông, cần phải có sự tham gia của Nhà nước, nhưng quan trọng nhất cần sự tham gia của khối doanh nghiệp, đặt ra trong nhu cầu của thị trường, trên cơ sở có cung mới có cầu. 

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

OpenAI ra mắt mô hình AI mới GPT-4o mini

Theo OpenAI, mô hình mới này vượt trội hơn GPT-4 về các tùy chọn trò chuyện (chat preferences) và tiết kiệm chi phí tới 60% so với mô hình GPT-3.5 Turbo.
19/07/2024

Tắt sóng 2G, hàng triệu người dân Việt Nam có được hỗ trợ "lên đời" smartphone?

Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng.

19/07/2024

Đề xuất thành lập Liên minh ứng phó sự cố và dịch vụ an ninh mạng

Tại hội thảo An ninh dữ liệu trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức chiều 16/7, Thượng tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an đã đề xuất thành lập Liên minh ứng phó sự cố và dịch vụ an ninh mạng.
17/07/2024

Kiến nghị tài khoản mạng xã hội định danh mới được bình luận

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đề nghị cần có quy định tài khoản mạng xã hội đã được định danh mới được bình luận nhằm chống tin giả, xấu độc.
16/07/2024

Thị trường smartphone toàn cầu tiếp đà phục hồi trong quý 2/2024

Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu cho thấy đà phục hồi tích cực khi tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quý 2/2024.
16/07/2024

Chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu

Ngày 16/7, tại thành phố Hạ Long, (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tổ chức.
16/07/2024

Sở Khoa học - Công nghệ Lào Cai lên tiếng về loạt sáng kiến toàn đứng tên các lãnh đạo

Ông Bùi Khắc Hiền - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tỉnh Lào Cai cho rằng, việc đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến không hướng đến các lãnh đạo hay riêng lĩnh vực nào.
13/07/2024

Xác thực sinh trắc học trong thanh toán trực tuyến: Những con số biết nói

Hai tuần sau ngày triển khai “Chiến dịch 2345”, cụm từ mà Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã sử dụng để gọi về đợt cao điểm triển khai thực hiện các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, hãy cùng nhìn lại Chiến dịch ấy.
13/07/2024

Tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách cho chuyển đổi số

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 “quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước”.
12/07/2024

Đang trực tiếp, sự kiện Unpacked của Samsung bị cảnh báo dùng phần mềm lậu

Màn hình truyền hình trực tiếp trên kênh YouTube của Samsung bất ngờ hiện thông báo khóa bộ ứng dụng Adobe vì phát hiện phần mềm lậu, gây gián đoạn cho người xem.
11/07/2024

Một số điện thoại Vivo bị nghi gây hỏng chip trong CCCD

Một số người dùng phản ánh CCCD bị lỗi chip sau khi quét NFC trên smartphone của Vivo, đại diện hãng cho biết đang xác minh thông tin.
08/07/2024

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sinh trắc học không phải an toàn tuyệt đối

Trả lời câu hỏi giải pháp sinh trắc học có an toàn tuyệt đối không, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho rằng tất cả các giải pháp không có gì an toàn tuyệt đối.
07/07/2024