Nghịch lý khát nhân lực ngành bán dẫn, cơ hội nào cho Việt Nam?

Bất chấp nhu cầu được cho là khổng lồ về bán dẫn, ngành công nghiệp này lại đang vật lộn trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng về vấn đề nhân lực.

Mỹ và các nước châu Âu coi việc sản xuất chip là ưu tiên chiến lược. Nhiều nhà máy sản xuất chip mới đang được xây dựng ở Mỹ, châu Âu và khu vực châu Á. Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), dự kiến sẽ có gần 1.000 tỷ USD được đầu tư cho lĩnh vực này đến năm 2030. 

Thị trường bán dẫn toàn cầu tăng trưởng với tốc độ trung bình từ 6-8% (CAGR). Cùng với sự phát triển của ngành, nhu cầu lao động bán dẫn luôn ở mức cao. 

Theo công ty phân tích dữ liệu McKinsey & Company, từ năm 2018 đến 2022, số lượng tin tuyển dụng về vị trí kỹ thuật bán dẫn đã tăng vọt, với tốc độ hơn 75%. Tuy vậy, nghịch lý là nhân lực bán dẫn đang thiếu hụt trên toàn cầu, ngay cả ở những quốc gia phát triển và các tập đoàn công nghệ lớn. 

Số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy, nước này sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt 300.000 kỹ sư và 90.000 kỹ thuật viên bán dẫn lành nghề vào năm 2030. 

Hai kỹ thuật viên đang kiểm tra tấm Wafer - vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp. Ảnh: McKinsey

Hai kỹ thuật viên đang kiểm tra tấm Wafer - vật liệu nền để sản xuất vi mạch tích hợp. Ảnh: McKinsey

Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Chủ tịch và Giám đốc điều hành SIA John Neuffer bày tỏ sự lo ngại về vấn đề này khi cho rằng, nếu không được bổ sung, đến năm 2030, nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực ngành bán dẫn.

Theo McKinsey & Company, ngành công nghiệp bán dẫn đang đối mặt với sự bất hợp lý về độ tuổi lao động. 1/3 số lao động ngành bán dẫn tại Mỹ có độ tuổi từ 55 trở lên, cũng có nghĩa là họ sắp nghỉ hưu. Tại châu Âu, 1/5 lực lượng lao động ngành bán dẫn cũng ở trong độ tuổi này. 

Số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Điện và Kỹ thuật số (ZVEI) Đức và Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) cho thấy, khoảng 1/3 số người làm trong ngành bán dẫn nước này sẽ nghỉ hưu trong thập kỷ tới. 

Ông John Neuffer - Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông John Neuffer - Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bên cạnh lực lượng lao động quá già, ngành bán dẫn toàn cầu cũng gặp phải nhiều vấn đề khác. Đầu tiên là thách thức về việc xây dựng thương hiệu để thu hút nhân tài công nghệ

McKinsey & Company chỉ ra rằng, các cuộc khảo sát với cả nhà tuyển dụng và sinh viên đại học đều cho thấy sự thiếu nhiệt tình của công chúng đối với các thương hiệu bán dẫn. 

Khoảng 60% giám đốc điều hành cấp cao tin rằng, các công ty bán dẫn có hình ảnh và mức độ nhận diện thương hiệu yếu so với các công ty công nghệ khác. 

Trong khi đó, sinh viên quan tâm nhiều hơn đến cơ hội việc làm tại các công ty công nghệ hướng đến người tiêu dùng. Họ tin rằng những công việc tại các công ty công nghệ khác thú vị hơn, mức lương cao hơn và triển vọng phát triển tốt hơn ngành bán dẫn. 

Không chỉ vậy, theo khảo sát Great Attrition/Great Attraction được McKinsey & Company thực hiện tháng 3/2023, ngày càng nhiều lao động trong lĩnh vực điện tử và bán dẫn có khả năng sẽ rời bỏ công việc hiện tại trong vòng 3 đến 6 tháng sau đó. 

Tỷ lệ lao động ngành bán dẫn dự định rời bỏ công việc là 53% năm 2023, tăng hơn nhiều so với 40% ở năm 2021. Khi được đặt câu hỏi, những người này cho biết, lý do dẫn tới quyết định trên bởi họ không thể phát triển và thăng tiến nghề nghiệp (34%), một nguyên khác là nơi làm việc thiếu tính linh hoạt (33%).

Điểm hài lòng của người lao động khi so sánh giữa công ty bán dẫn, công ty công nghệ và công ty ô tô. Số liệu: Glassdoor

Điểm hài lòng của người lao động khi so sánh giữa công ty bán dẫn, công ty công nghệ và công ty ô tô. Số liệu: Glassdoor

Xu hướng này ngày càng tồi tệ bởi thực tế những người có ý định nghỉ việc không chỉ rời bỏ công ty mà họ còn rời bỏ cả ngành đang theo đuổi. 

Tại Australia, Ấn Độ, Singapore, Anh và Mỹ, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2022, chỉ 36% người lao động ngành bán dẫn bỏ việc rồi nhận công việc mới trong cùng ngành. Với 64% số lao động nghỉ việc còn lại, họ lựa chọn chuyển sang một ngành khác hoặc nghỉ hưu và rời khỏi thị trường lao động. 

Chưa dừng lại ở đây, vấn đề tâm lý cũng là một rào cản khiến người lao động rời khỏi ngành bán dẫn. Dữ liệu của mạng tuyển dụng Glassdoor cho thấy, so với các nhà sản xuất ô tô và nhóm "Big Tech", các công ty bán dẫn không được người lao động đánh giá cao về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Yếu tố phúc lợi và văn hóa doanh nghiệp của các công ty bán dẫn cũng thua kém. 

Các nguyên nhân kể trên chính là lý do khiến nguồn nhân lực bán dẫn trên toàn cầu đang khan hiếm. Bất chấp nhu cầu khổng lồ về bán dẫn, ngành công nghiệp này đang phải vật lộn trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng về vấn đề nhân sự.   

Khung cảnh bên trong một nhà máy sản xuất bán dẫn. Ảnh: TSMC

Khung cảnh bên trong một nhà máy sản xuất bán dẫn. Ảnh: TSMC

Cơ hội 'xuất khẩu nhân lực bán dẫn" cho Việt Nam?

Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Trần Xuân Tú, Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, thế giới hiện đang thiếu nguồn nhân lực bán dẫn, cả ở phần chế tạo và thiết kế. Làm việc ca kíp, môi trường làm việc khắc nghiệt; sự thiếu hụt sinh viên tốt nghiệp các ngành STEM để bổ sung và thay thế sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, cùng với Ấn Độ, Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu ròng các lao động kỹ thuật. 

Theo Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC, Bộ Kế hoạch & Đầu tư), Việt Nam sở hữu lực lượng lao động dồi dào trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ có liên quan. Đây chính là tiềm năng, cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

GS.TS Trần Xuân Tú cho rằng, so với các lĩnh vực CNTT khác, ngành bán dẫn có một số đặc thù. Nếu làm phần mềm, sinh viên chỉ cần quan tâm đến phần mềm và phần cứng phía dưới. Tuy nhiên, làm đến phần cứng thì phải hiểu rõ bản chất phần cứng hoạt động như thế nào. 

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tham dự cuộc thi thiết kế vi mạch bán dẫn Đông Nam Á. Ảnh: Viện CNTT 

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tham dự cuộc thi thiết kế vi mạch bán dẫn Đông Nam Á. Ảnh: Viện CNTT 

Việc thiết kế hiện chủ yếu là tự động hóa, dùng các ngôn ngữ mô tả phần cứng (bản chất là phần mềm) để mô tả thiết kế. Người làm bán dẫn phải có cả kỹ năng lập trình phần mềm, cấu trúc dữ liệu và giải thuật,... 

Bên cạnh kiến thức phần cứng và phần mềm, người làm bán dẫn cũng phải có kiến thức về mặt ứng dụng. Một vấn đề nữa là phải tích hợp được rất nhiều kiến thức khác nhau nhằm giải quyết bài toán thực tiễn. Đây là khó khăn của người làm thiết kế phần cứng, thiết kế vi mạch”, Viện trưởng Viện CNTT lý giải.

Sau quá trình đào tạo, sinh viên phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định mới có thể tham gia vào thị trường lao động ngành bán dẫn; như: kỹ năng, trình độ; tiếng Anh và văn hóa thích nghi. 

Vị chuyên gia này cho rằng, Việt Nam có thể có lợi thế lớn về nguồn lực lao động, cộng với đó là niềm đam mê công nghệ của người trẻ. Tuy vậy, nếu đào tạo nhân lực bán dẫn ồ ạt cũng sẽ gặp khó khi tìm kiếm đầu ra.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tích cực thu hút các doanh nghiệp FDI nhằm giải bài toán đầu ra khi thúc đẩy đào tạo nhân lực ngành bán dẫn. Mặt khác,  cũng nên tính đến chuyện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Cách xử lý nhanh khi điện thoại sạc pin chậm hoặc không vào điện

Tình trạng điện thoại sạc pin chậm hoặc không vào điện là vấn đề phổ biến, gây không ít phiền toái cho người dùng trong quá trình sử dụng.
12/06/2025

Cookie là gì mà web nào cũng hỏi? Và vì sao bạn nên quan tâm?

Vào web là thấy hiện thông báo 'chấp nhận cookie', nhiều người bấm đại để lướt nhanh. Nhưng đằng sau cái click vô thức đó là cả một hệ thống theo dõi người dùng cực kỳ tinh vi.
10/06/2025

Hoàn thành chuỗi Roadshow khởi động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025 ở cả 3 miền

Ngày 30/5/2025, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Việt Nam) tiếp tục hành trình roadshow nhằm phát động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025 tại TP Hồ Chí Minh– đại diện khu vực miền Nam. Qua đó, hoàn thành chuỗi chương trình Roadshow Solve for Tomorrow 2025 ở cả 3 miền.
30/05/2025

Dịch vụ giúp "biến mất" khỏi Internet

Từ nhu cầu xóa dấu vết online đến dịch vụ “ẩn thân kỹ thuật số” bùng nổ, câu chuyện biến mất khỏi Internet đang dần trở thành trào lưu thời hiện đại.
28/05/2025

AI tích hợp chip bán dẫn Hàn Quốc: Thiết bị chẩn đoán da thông minh bước vào thử nghiệm tại Việt Nam

Việt Nam vừa trở thành điểm thử nghiệm đầu tiên cho một thiết bị chẩn đoán da liễu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng kết hợp giữa GPU và chip bán dẫn NPU – một hướng đi chiến lược nhằm thúc đẩy tự chủ công nghệ AI y tế trong tương lai.
28/05/2025

Nhận diện các cuộc gọi lừa đảo: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Mỗi ngày, hàng nghìn người vẫn nhận các cuộc gọi mạo danh công an, ngân hàng hay người thân. Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi khiến nhiều người vẫn mắc bẫy. Làm sao để nhận diện sớm và tự bảo vệ mình trước những chiêu trò này?
27/05/2025

Định danh điện tử và những lưu ý rất quan trọng khi sử dụng

Định danh điện tử đang trở thành công cụ quan trọng trong thời đại số hóa, giúp đơn giản hóa các giao dịch trực tuyến và tăng cường bảo mật. Tuy nhiên, người dùng cần hiểu rõ bản chất và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn thông tin.
27/05/2025

Nhà mạng phải chặn Telegram tại Việt Nam

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.
23/05/2025

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại khu vực miền Trung

Dự kiến Samsung Solve for Tomorrow 2025 sẽ tiếp cận khoảng 50.000 học sinh khu vực miền Trung.
21/05/2025

Phổ cập kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho sinh viên

Để đạt mục tiêu toàn bộ sinh viên trên địa bàn được phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thành phố Huế đang triển khai chương trình “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” trên nền tảng Hue-S.
20/05/2025

Tạo điều kiện để nữ trí thức tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ

Tại Văn bản 4324/VPCP-QHĐP, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp để Hội Nữ trí thức Việt Nam, các nữ khoa học Việt Nam tham gia nghiên cứu, đóng góp cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
19/05/2025

AI không thay thế, mà hỗ trợ nhà báo làm việc tốt hơn

Trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 và thông tin cạnh tranh hiện nay, nội dung hay vẫn chưa đủ, mà cần phải tạo ra những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số.
16/05/2025