Lời khai người thợ may bỗng dưng thành chủ doanh nghiệp trong vụ Trịnh Văn Quyết

Những người thân của bị cáo Trịnh Văn Quyết khai không góp vốn, không phải cổ đông, chỉ được nhờ đứng tên và cho mượn giấy tờ cá nhân.

Chiều 22-7, sau khi VKS công bố xong bản cáo trạng, HĐXX vụ Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc thao túng chứng khoán bắt đầu xét hỏi các bị cáo.

HĐXX xét hỏi một số bị cáo bị truy tố hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Nhiều bị cáo là người thân, anh em, cháu, thông gia của bị cáo Trịnh Văn Quyết; đều thừa nhận tội danh bị truy tố.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV

Không góp vốn, không phải cổ đông

Lời khai của những người này thể hiện không góp vốn, không phải cổ đông Công ty Faros nhưng được nhờ đứng tên khi Faros tăng vốn điều lệ. Vì thế họ bị truy cứu về hành vi giúp sức ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc niêm yết và bán cổ phiếu ROS của Công ty Faros.

Những người này còn cho mượn giấy tờ cá nhân theo đề nghị của bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Trịnh Văn Quyết) để mở các tài khoản chứng khoán, đứng tên pháp nhân phục vụ cho chuỗi hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bị cáo Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land, là chồng của bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga, em gái ruột ông Quyết.

Tại phiên tòa, ông Mạnh thừa nhận có cho bị cáo Huế mượn CMND để mở tài khoản chứng khoán, thành lập pháp nhân nhưng không nhớ là bao nhiêu tài khoản, bao nhiêu pháp nhân.

Bị cáo Mạnh trình bày không biết việc bị cáo Huế sử dụng các tài khoản để mua bán chứng khoán ra sao, bị cáo không được hưởng lợi gì. Bị cáo thừa nhận các tội danh tội danh bị truy tố. Bị cáo Trịnh Văn Đại, cựu phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros, là anh họ bị cáo Quyết. Tại phiên tòa, ông Đại nói rằng không nộp tiền góp vốn, không nhận tiền vay của Công ty Faros nhưng được bị cáo Huế nhờ đứng tên cổ đông.

Thừa nhận tội danh bị truy tố

Trả lời HĐXX, bị cáo Trịnh Tuân, cựu giám đốc Công ty FLC Land, là cháu họ ông Quyết, trình bày rằng bị cáo vào làm từ 2009 với vị trí nhân viên vật tư, đến năm 2020 là trưởng phòng vật tư chuyên tìm nhà cung cấp cho FLC.

Bị cáo Tuân khai bản thân không phải là cổ đông Công ty Faros, không góp vốn. Sau khi lên làm việc với CQĐT bị cáo mới nhớ có ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phần trị giá 15 tỉ đồng và một số chứng từ chưa có nội dung. Đến lúc này mới biết bị cáo có góp vốn vào Công ty Faros.

Ông Tuân khai được bà Trịnh Thị Minh Huế nhờ nên cho mượn giấy tờ tùy thân thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán và nghĩ ký chứng từ là để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Về Công ty FLC Land, ông Tuấn khai “con dấu công ty do cô Huế quản lý, bị cáo chỉ ký khi được nhờ, không biết hoạt động công ty ra sao”.

Ở hành vi thao túng chứng khoán, bị cáo Tuân thừa nhận có cho mượn giấy tờ để thành lập 1 pháp nhân và 33 tài khoản chứng khoán.

Ông Tuân nói bản thân đã được điều tra viên giải thích hành vi sai pháp luật nhưng bản thân ông không được hưởng lợi gì. Về tội danh, ông Tuân không có ý kiến gì, với cáo buộc phạm tội với vai trò tích cực thì ông Tuân trình bày hoàn toàn không biết, không có vai trò tích cực và mong HĐXX đánh giá lại mức độ hành vi.

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Dung khai gia đình bị cáo là thông gia với gia đình bị cáo Quyết. Bà Dung trình bày bản thân làm thợ may tại nhà, không phải cổ đông, không góp vốn, không cho Công ty Faros vay tiền. Tuy nhiên, do được nhờ, nên bà Dung đã ký các hợp đồng theo lời đề nghị của bị cáo Huế và không được hưởng lợi gì.

Cũng như các bị cáo nói trên, bà Dung thừa nhận có cho mượn CMND để mở tài khoản nhưng không nhờ bao nhiêu tài khoản. “Tài khoản do bị cáo Huế quản lý sử dụng, bị cáo không sử dụng cũng không biết tài khoản, bị cáo chỉ cho Huế mượn CMND” - bà Dung trình bày.

Về các tội danh bị cáo buộc, bà Dung nói rằng sau khi làm việc với CQĐT, bị cáo đã hiểu nên không có ý kiến gì.

Theo cáo buộc, bà Dung được nhờ ký 1 hợp đồng ủy thác đầu tư, giấy nhận tiền vay Công ty Faros 360 tỉ đồng để hợp thức nâng khống vốn góp từ 1,5 tỉ đồng lên 225 tỉ đồng.

Bà Dung còn cho mượn giấy tờ cá nhân, ký các giấy tờ thành lập và đứng tên người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Khu Công nghiệp Toàn cầu để bị cáo Huế mở 13 tài khoản chứng khoán, đứng tên cá nhân mở 12 tài khoản. Sau đó, bị cáo Huế sử dụng các tài khoản này thao túng giá 4 cổ phiếu HAI, FLC, GAB, ART.

Theo PLO Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
07/07/2025

Hai 'đầu tàu' kinh tế nỗ lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025, ngày 3/7, lãnh đạo các địa phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương đạt kết quả tốt. Từ nay cho đến cuối năm sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp lớn, trọng tâm để cùng Chính phủ đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng đạt 8% như kế hoạch đã đề ra.
04/07/2025

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

Ngân hàng Nhà nước quyết định những khoản cho vay đặc biệt, lãi suất 0%, không tài sản đảm bảo thay vì Thủ tướng Chính phủ.
27/06/2025

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
23/06/2025

"Gia đình Hải Sen" thu về hàng chục tỉ đồng từ bán siro ăn ngon

Riêng mặt hàng "siro" ăn ngon Hải Bé bán trên 100.000 hộp đã đem về doanh thu cho gia đình này hơn 16 tỉ đồng.
18/06/2025

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.
18/06/2025

Ngân hàng cũng có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
12/06/2025

Hơn 760 tỷ đồng xây Trung tâm Truyền thông hiện đại: Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt dự án xây dựng Trụ sở Trung tâm Truyền thông tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 764 tỷ đồng. Công trình được kỳ vọng không chỉ là nơi làm việc hiện đại cho đội ngũ làm báo, mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc mới, thúc đẩy truyền thông, quảng bá hình ảnh tỉnh và phục vụ phát triển đô thị thông minh.
11/06/2025

Không thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá một lần 1 năm

Đây là nội dung có trong Nghị quyết 198 của Quốc hội và Nghị quyết số 139 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
10/06/2025

Bỏ giấy phép xây dựng: Thuận lợi cho dân nhưng cần giám sát chặt chẽ

Cắt giảm thủ tục, bãi bỏ cấp giấy phép xây dựng là một trong những vấn đề đang được dư luận và người dân rất quan tâm sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện số 78/CĐ-TTg.
09/06/2025

Giá vàng chiều 8-6 “ổn định”, ngân hàng đồng loạt cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, ngân hàng MB, SHB, BIDV đồng loạt cảnh báo khách hàng cẩn trọng khi mua - bán vàng miếng.
08/06/2025

Chế tài xử lý hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chậm nhất đến ngày 30/5/2025 phải hoàn thành việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
30/05/2025