Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng nhiều đồng phạm hầu tòa với cáo buộc chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư chứng khoán.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến tòa sáng 22-7 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến tòa sáng 22-7 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng nay 22-7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 người khác.

Ông Trịnh Văn Quyết cùng 7 người khác bị xét xử về các tội danh thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

42 bị cáo còn lại hầu tòa về các nhóm tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, 4 cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài các bị cáo, hội đồng xét xử triệu tập gần 100.000 người tới phiên tòa, gồm hơn 30.000 bị hại và hơn 64.000 người liên quan, đều là những nhà đầu tư, từng mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết.

Hiện bị cáo Trịnh Văn Quyết đã nộp hơn 210 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bị cáo Trịnh Văn Quyết - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Vũ Quang Huy. Hơn 50 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, riêng bị cáo Trịnh Văn Quyết có bốn luật sư.

Đúng 7h, nhiều xe chuyên dụng dẫn giải 50 bị cáo đến tòa. Ông Trịnh Văn Quyết mặc áo sơ mi trắng, được cảnh sát dẫn giải lên phòng xét xử. An ninh phiên tòa được thắt chặt, những người vào phòng xét xử phải đi qua cửa kiểm soát an ninh. Bên ngoài sân, tòa án dựng rạp lớn, đặt màn hình tivi và hàng nghìn chiếc ghế cho bị hại theo dõi phiên xử. Tuy nhiên đến thời điểm 7h30, chưa có bị hại nào đến dự phiên tòa.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2017-2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều nhân viên FLC mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty.

Sau đó, những người này mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Qua đó, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỉ đồng cho các nhà đầu tư.

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung - cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC - được dẫn giải đến tòa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bị cáo Hương Trần Kiều Dung - cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC - được dẫn giải đến tòa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Riêng ngày 10-1-2022, ông Quyết dù không công bố thông tin theo quy định nhưng đặt bán hơn 76,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu, thu về gần 1.700 tỉ đồng.

Ở tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan tố tụng xác định ông Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, nhằm thu tiền của các nhà đầu tư.

Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2014-2016, ông Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng khống vốn điều lệ cho doanh nghiệp này, từ con số ban đầu lên tận 4.300 tỉ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần.

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Mặc dù đã đến giờ xét xử, tuy nhiên khu vực dành cho người bị hại được dựng trong khuôn viên TAND Hà Nội vẫn chưa có ai đến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Mặc dù đã đến giờ xét xử, tuy nhiên khu vực dành cho người bị hại được dựng trong khuôn viên TAND Hà Nội vẫn chưa có ai đến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo Tuổi Trẻ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả

Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
19/05/2025

Thủ tướng: Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
14/05/2025

Quyết dẹp thuốc giả, sữa giả: TP.HCM chỉ đạo 'nóng' nhiều sở, ngành vào cuộc

UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành chức năng tăng cường biện pháp quản lý, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
13/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
13/05/2025

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động và việc công bố, thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng.
25/02/2025

Nông sản Việt bị châu Âu cảnh báo 130 lần, báo động nạn 'đánh cắp' chứng nhận

Các mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu vào EU bị cơ quan chức năng của thị trường này cảnh báo 130 lần. Trong đó, tỷ lệ bị cảnh báo tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép có xu hướng tăng mạnh.
24/02/2025

Xuất khẩu Việt trước rủi ro thuế quan

Không chỉ thép có thể thành mặt hàng đầu tiên chịu tác động, nhiều sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đứng trước rủi ro từ thuế quan.
12/02/2025

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay.
08/01/2025

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
10/12/2024

Tiền thuế thu nhập cá nhân 11 tháng vượt kế hoạch cả năm 10.000 tỷ đồng

Đến cuối tháng 11, số thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân ước đạt 106,9% dự toán, tương ứng khoảng 170.000 tỷ đồng.
09/12/2024

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
05/12/2024

Sắp kết nối thanh toán mã QR xuyên biên giới với Trung Quốc

Theo kế hoạch năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...hướng tới mục tiêu chung thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ trong hoạt động thanh toán xuyên biên giới.
01/12/2024