Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.

Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Tổng Giám đốc các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến mới, nhanh chóng, phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến đầu tư, thương mại toàn cầu, triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm. Ở trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng lòng ủng hộ của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên và hai con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch, Tổng Giám đốc các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước và đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ theo đúng các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường chuyển đổi số… để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và các động lực tăng trưởng mới (khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…); tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh; phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 16% so với năm 2024. Tiến tới năm 2026 điều hành tăng trưởng tín dụng theo công cụ thị trường và bỏ hạn ngạch.

c) Điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, hài hòa, cân bằng hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá; theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, nhất là việc điều chỉnh chính sách của FED và các ngân hàng trung ương, nâng cao chất lượng phân tích, dự báo và có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; đa dạng hóa các kênh cung ứng ngoại tệ, ổn định giá trị đồng Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

d) Khẩn trương rà soát, phân tích, đánh giá tác động, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, khẩn trương xem xét việc gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng thông qua phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng; chuyển việc điều hành tăng trưởng tín dụng theo cơ chế thị trường và đánh giá rủi ro của từng tổ chức tín dụng, xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn tín dụng, bảo đảm thúc đẩy phân bổ vốn tín dụng chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia; hoàn thành trong tháng 7 năm 2025.

đ) Đẩy mạnh chương trình tín dụng đối với người trẻ dưới 35 tuổi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long…

e) Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng phù hợp, kịp thời, hiệu quả; khẩn trương trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15 tháng 7 năm 2025.

Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả với chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô khác. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước; tiếp tục mở rộng cơ sở thu, nhất là thu từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; hiện đại hóa công tác quản lý thuế, quyết liệt thực hiện quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 tăng ít nhất 20% so với dự toán. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, trong đó tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên 7 tháng cuối năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng trường nội trú, bán trú cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, đặc khu, hải đảo.

b) Bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí chi trả chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP và các nhiệm vụ phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính, triển khai chính quyền địa phương 2 cấp. Ban hành ngay văn bản hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các địa phương (nhất là đối với cấp xã) trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ về tài chính - ngân sách nhà nước khi vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm kịp thời, thông suốt, hiệu quả, không để gián đoạn.

c) Triển khai hiệu quả các chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các cơ chế, chính sách khác để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

d) Xây dựng cơ chế hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giữ sạch môi trường; kịp thời nắm bắt, xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án tại Việt Nam.

đ) Tham mưu hiệu quả cho các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại các Bộ, cơ quan, địa phương. Tiếp tục rà soát, tổng hợp đề nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương về điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

e) Triển khai các biện pháp theo quy định để nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng.

g) Khẩn trương trình Chính phủ các dự thảo Nghị định quy định chi tiết các Luật, Nghị quyết thuộc lĩnh vực tài chính được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật; trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa trước ngày 15 tháng 7 năm 2025.

h) Rà soát, đánh giá tác động của chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam; xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, người lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 7 năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

a) Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế và trong nước, phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ.

b) Triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, tăng cường hợp tác công tư. Xác định rõ vướng mắc, nguyên nhân giải ngân chậm của từng dự án cụ thể để chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời; tập trung quyết liệt thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về cung ứng vật liệu thi công, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia; kịp thời điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án giải ngân tốt theo quy định; đẩy nhanh giải ngân phải gắn liền với bảo đảm chất lượng công trình, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời cán bộ yếu kém về năng lực, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân.

c) Phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng 11-12% so với năm 2024.

d) Khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài theo thẩm quyền để giải phóng nguồn lực cho phát triển và chống lãng phí.

đ) Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, bố trí vốn tập trung, trọng tâm trọng điểm, kiên quyết không dàn trải; bảo đảm tổng số dự án nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030 không quá 3.000 dự án; tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm triển khai trong giai đoạn 2026-2030.

Làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn vướng mắc trong 6 tháng đầu năm

Về tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước khẩn trương tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm của Bộ, cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2025 đã đề ra, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, trong đó lưu ý:

a) Đánh giá kỹ bối cảnh tình hình, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn vướng mắc trong 6 tháng đầu năm; phân tích kỹ các nguyên nhân (khách quan, chủ quan); rút ra bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, đột phá, khả thi, hiệu quả trong 6 tháng cuối năm.

b) Căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan theo tinh thần 6 rõ (rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm).

c) Đề cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường; chủ động xử lý công việc và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Thời gian tổ chức sơ kết đánh giá và đề ra nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm chậm nhất trước ngày 15 tháng 7 năm 2025./.

Theo Báo Điện Tử Chính Phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Hai 'đầu tàu' kinh tế nỗ lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025, ngày 3/7, lãnh đạo các địa phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương đạt kết quả tốt. Từ nay cho đến cuối năm sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp lớn, trọng tâm để cùng Chính phủ đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng đạt 8% như kế hoạch đã đề ra.
04/07/2025

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

Ngân hàng Nhà nước quyết định những khoản cho vay đặc biệt, lãi suất 0%, không tài sản đảm bảo thay vì Thủ tướng Chính phủ.
27/06/2025

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
23/06/2025

"Gia đình Hải Sen" thu về hàng chục tỉ đồng từ bán siro ăn ngon

Riêng mặt hàng "siro" ăn ngon Hải Bé bán trên 100.000 hộp đã đem về doanh thu cho gia đình này hơn 16 tỉ đồng.
18/06/2025

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.
18/06/2025

Ngân hàng cũng có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
12/06/2025

Hơn 760 tỷ đồng xây Trung tâm Truyền thông hiện đại: Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt dự án xây dựng Trụ sở Trung tâm Truyền thông tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 764 tỷ đồng. Công trình được kỳ vọng không chỉ là nơi làm việc hiện đại cho đội ngũ làm báo, mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc mới, thúc đẩy truyền thông, quảng bá hình ảnh tỉnh và phục vụ phát triển đô thị thông minh.
11/06/2025

Không thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá một lần 1 năm

Đây là nội dung có trong Nghị quyết 198 của Quốc hội và Nghị quyết số 139 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
10/06/2025

Bỏ giấy phép xây dựng: Thuận lợi cho dân nhưng cần giám sát chặt chẽ

Cắt giảm thủ tục, bãi bỏ cấp giấy phép xây dựng là một trong những vấn đề đang được dư luận và người dân rất quan tâm sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện số 78/CĐ-TTg.
09/06/2025

Giá vàng chiều 8-6 “ổn định”, ngân hàng đồng loạt cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, ngân hàng MB, SHB, BIDV đồng loạt cảnh báo khách hàng cẩn trọng khi mua - bán vàng miếng.
08/06/2025

Chế tài xử lý hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chậm nhất đến ngày 30/5/2025 phải hoàn thành việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
30/05/2025

Hàng nghìn sản phẩm 'đội lốt hàng Việt Nam': Ngành Hải quan vào cuộc quyết liệt

Trong thời gian ngắn, ba vụ việc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến gian lận xuất xứ, ghi nhãn sai lệch và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị phát hiện.
27/05/2025