Từ 1/7 chuyển tiền phải xác thực khuôn mặt: Các bước đăng ký và thực hiện

Ngoài quy định bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch từ 10 triệu đồng, khách hàng có thể tự cài đặt hạn mức cụ thể yêu cầu xác thực dưới 10 triệu đồng.

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Khách hàng khi thực hiện các giao dịch vượt ngưỡng theo quy định của NHNN hoặc khi thực hiện giao dịch đầu tiên khi cài đặt mới hoặc cài đặt lại ứng dụng di động trên thiết bị mới sẽ cần bổ sung bước xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt.

Cụ thể, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên, đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải bổ sung phương thức xác thực bằng khuôn mặt. 

Các giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch không quá 20 triệu đồng/ngày thì xác thực bằng mã Smart/SMS OTP như thông thường, không cần xác thực bằng khuôn mặt.

Bổ sung phương thức xác thực bằng khuôn mặt. Ảnh: Hoàng Hà
Nhãn

Ngoài ra, theo Điều 2 của Quyết định 2345/QĐ-NHNN, khách hàng cá nhân trước khi giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất, cũng phải được nhận dạng sinh trắc học.

Quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trước tình trạng lừa đảo ngày một phức tạp, đồng thời ngăn ngừa các trường hợp cho mượn, cho thuê tài khoản.

Quyết định 2345 được NHNN ban hành từ tháng 12/2023 và đến tháng 7/2024 mới thực thi. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm thời gian để chuẩn bị cơ sở vật chất, sẵn sàng đáp ứng các quy định mới trong giao dịch, nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như sự an toàn cho người dùng.

Xác thực sinh trắc học giúp giao dịch an toàn và bảo mật hơn khi sử dụng chính dữ liệu sinh trắc học của khách hàng đã được xác thực với Bộ Công an để giao dịch, mã hóa và bảo vệ thông tin của khách hàng trước các rủi ro tội phạm mạng.

Do đó, người dân cần phải cài đặt sinh trắc học và xác thực trước ngày 1/7 để giao dịch an toàn và không bị gián đoạn.

Các bước cài đặt sinh trắc học và xác thực khi giao dịch

Đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng đã có những hướng dẫn cụ thể cho các khách hàng trong việc đăng ký xác thực sinh học.

Để cài đặt sinh trắc học, người dân cần chuẩn bị thẻ CCCD gắn chip và truy cập tính năng “Cài đặt sinh trắc học” trên ứng dụng của ngân hàng phiên bản mới nhất để thực hiện cài đặt theo các bước hướng dẫn.

Bước 1: Chọn tính năng “Cài đặt sinh trắc học” trên ứng dụng di động (app) của ngân hàng.

Bước 2: Tích chọn các chức năng và nhập hạn mức tối thiểu cần xác thực bằng sinh trắc học. Thực tế khách hàng có thể tự chọn cho mình một hạn mức nhất định dưới 10 triệu đồng nếu muốn đảm bảo hơn vệ sự an toàn cho tài khoản. 

Bước 3: Chụp hai mặt của CCCD gắn chip.

Bước 4: Đọc thông tin trên CCCD theo hướng dẫn.

Bước 5: Chụp ảnh khuôn mặt để hoàn tất cài đặt.

Ngoài ra, người dân cũng có thể trực tiếp đến các điểm giao dịch của ngân hàng nơi mở tài khoản để được hướng dẫn cài đặt.

Sau khi đã thực hiện cài đặt sinh trắc học, kể từ ngày 1/7, nếu giao dịch thuộc diện phải xác thực theo quy định, người dân sẽ phải thực hiện 3 bước giao dịch xác thực bằng sinh trắc học trên ứng dụng di động của ngân hàng (app).

Bước 1: Nhập các thông tin giao dịch như thông thường (số tiền, thông tin người nhận, ngân hàng nhận…)

Bước 2: Áp dụng với các giao dịch vượt ngưỡng theo quy định của NHNN, ứng dụng sẽ bật camera điện thoại để xác thực hình ảnh khuôn mặt của khách hàng.

Bước 3: Nhập mã Smart/SMS OTP để hoàn tất giao dịch.

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Căn cước 2023, sinh trắc học là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác như khuôn mặt, vân tay, mống mắt…. 

Do đó, dữ liệu sinh trắc học là đặc điểm nhận dạng duy nhất của một cá nhân, không có bất kỳ ai giống nhau, kể cả sinh đôi. Hiện nay, thông tin sinh trắc học của công dân đã được Bộ Công an thu thập và lưu trữ trong thẻ CCCD gắn chip của mỗi công dân.

 

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

OpenAI ra mắt mô hình AI mới GPT-4o mini

Theo OpenAI, mô hình mới này vượt trội hơn GPT-4 về các tùy chọn trò chuyện (chat preferences) và tiết kiệm chi phí tới 60% so với mô hình GPT-3.5 Turbo.
19/07/2024

Tắt sóng 2G, hàng triệu người dân Việt Nam có được hỗ trợ "lên đời" smartphone?

Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng.

19/07/2024

Đề xuất thành lập Liên minh ứng phó sự cố và dịch vụ an ninh mạng

Tại hội thảo An ninh dữ liệu trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức chiều 16/7, Thượng tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an đã đề xuất thành lập Liên minh ứng phó sự cố và dịch vụ an ninh mạng.
17/07/2024

Kiến nghị tài khoản mạng xã hội định danh mới được bình luận

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đề nghị cần có quy định tài khoản mạng xã hội đã được định danh mới được bình luận nhằm chống tin giả, xấu độc.
16/07/2024

Thị trường smartphone toàn cầu tiếp đà phục hồi trong quý 2/2024

Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu cho thấy đà phục hồi tích cực khi tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quý 2/2024.
16/07/2024

Chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu

Ngày 16/7, tại thành phố Hạ Long, (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tổ chức.
16/07/2024

Sở Khoa học - Công nghệ Lào Cai lên tiếng về loạt sáng kiến toàn đứng tên các lãnh đạo

Ông Bùi Khắc Hiền - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tỉnh Lào Cai cho rằng, việc đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến không hướng đến các lãnh đạo hay riêng lĩnh vực nào.
13/07/2024

Xác thực sinh trắc học trong thanh toán trực tuyến: Những con số biết nói

Hai tuần sau ngày triển khai “Chiến dịch 2345”, cụm từ mà Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã sử dụng để gọi về đợt cao điểm triển khai thực hiện các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, hãy cùng nhìn lại Chiến dịch ấy.
13/07/2024

Tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách cho chuyển đổi số

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 “quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước”.
12/07/2024

Đang trực tiếp, sự kiện Unpacked của Samsung bị cảnh báo dùng phần mềm lậu

Màn hình truyền hình trực tiếp trên kênh YouTube của Samsung bất ngờ hiện thông báo khóa bộ ứng dụng Adobe vì phát hiện phần mềm lậu, gây gián đoạn cho người xem.
11/07/2024

Một số điện thoại Vivo bị nghi gây hỏng chip trong CCCD

Một số người dùng phản ánh CCCD bị lỗi chip sau khi quét NFC trên smartphone của Vivo, đại diện hãng cho biết đang xác minh thông tin.
08/07/2024

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sinh trắc học không phải an toàn tuyệt đối

Trả lời câu hỏi giải pháp sinh trắc học có an toàn tuyệt đối không, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho rằng tất cả các giải pháp không có gì an toàn tuyệt đối.
07/07/2024