Tin xấu bủa vây thương hiệu xe điện BYD khiến người dùng e dè

Thương hiệu BYD "kỳ lân" Trung Quốc đang dính rất nhiều khó khăn và bê bối, đa phần liên quan tới tình trạng tồn kho, chất lượng sản phẩm và "làm giá" tại Thái Lan.

Thời gian gần đây, BYD - hãng xe điện hàng đầu của Trung Quốc đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như tình trạng tồn kho tại các cảng biển châu Âu, nghi ngại về chất lượng sản phẩm và mới đây là câu chuyện giảm giá bất thường tại thị trường Thái Lan,... Những vấn đề này đang khiến người tiêu dùng băn khoăn e dè khi hãng xe này đặt chân đến Việt Nam.

Thị trường bão hoà, xe điện Trung Quốc tồn kho tại châu Âu

Giai đoạn cuối quý 1, đầu quý 2 năm nay, các cảng biển tại châu Âu trở nên nhộn nhịp và đông đúc khi chứng kiến tình trạng ùn ứ nghiêm trọng do lượng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, bao gồm cả thương hiệu BYD, SAIC, Aion,... đang chất đống, không thể thông quan.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, với nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất trong nước và đáp ứng nhu cầu xe điện giá rẻ ở châu Âu, đã đẩy mạnh xuất khẩu, dẫn đến lượng ô tô Trung Quốc xuất sang châu Âu hiện cao hơn 58% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2023.

Thị trường châu Âu ''bội thực'' xe điện, cung vượt cầu khiến xe điện Trung Quốc tồn kho. Ảnh: Shipping Watch
Thị trường châu Âu "bội thực" xe điện, cung vượt cầu khiến xe điện Trung Quốc tồn kho. Ảnh: Shipping Watch

Một số lãnh đạo cảng biển châu Âu đã than phiền rằng, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang gây tắc nghẽn cảng, bởi vì họ để xe nằm lại cảng mà không có kế hoạch vận chuyển đi tiếp. "Các nhà phân phối ô tô đang có xu hướng biến bãi tập kết xe tại cảng thành kho hàng. Thay vì để xe ở đại lý, họ để ở cảng nên gây ra tình trạng ùn ứ", đại diện cảng Antwerp-Bruges từng chia sẻ.

Vấn đề không chỉ nằm ở việc tồn kho, mà còn ở tốc độ bán xe của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc không đủ nhanh để giải phóng lượng hàng tồn. Một số xe mất tới 18 tháng mới "thoát ế" hoặc được vận chuyển đi nơi khác. Ông Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội ô tô Trung Quốc, chia sẻ rằng, các nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn trong việc thuê dịch vụ vận chuyển xe trong nội bộ châu Âu.

Chiến lược xuất khẩu ồ ạt của các hãng xe Trung Quốc đã đặt họ vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Việc sản xuất dư thừa và chuỗi cung ứng có phần chậm chạp đã làm cho các cảng biển châu Âu trở thành "bãi đỗ xe khổng lồ" cho ô tô Trung Quốc, trong khi thương hiệu vẫn còn lạ lẫm với thị trường này, khiến việc tiêu thụ xe không hề đơn giản.

Xe điện BYD gặp phản hồi tiêu cực về chất lượng ở một số thị trường

Cùng với tình trạng tồn kho, BYD còn gặp phải hàng loạt vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Theo Wall Street Journal, những lô xe xuất khẩu của BYD đã gặp nhiều vấn đề về chất lượng khiến chúng không thể thông quan tại các thị trường ở châu Âu.

Các xe BYD khi cập cảng tại các thị trường nước ngoài bị buộc phải sửa chữa nhiều lần vì gặp nhiều vấn đề trong quá trình vận chuyển. Cụ thể, những chiếc BYD cập bến thị trường Nhật Bản bị trầy xước và các xe xuất sang thị trường châu Âu bị nấm mốc.

Trong khi đó, tại thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, tình trạng bong tróc sơn, nhựa xuống cấp ngày càng trở nên phổ biến trên một số mẫu xe BYD. Thậm chí, có trường hợp ghi nhận xe BYD Atto 3 bốc cháy dữ dội khi đang sạc tại Thái Lan hồi tháng 9/2023 vừa rồi.

BYD Atto 3 bị cháy ở Thái Lan. Ảnh: Nation TV
BYD Atto 3 bị cháy ở Thái Lan. Ảnh: Nation TV

Tại Israel, nhiều mẫu xe điện BYD được phân phối tại thị trường này như Seal, Atto 3, Dolphin,... đều ghi nhận tình trạng xuống cấp, biến dạng ở chi tiết nhựa dù chỉ mới sử dụng. Được biết, Seal, Atto 3 và Dolphin cũng là ba mẫu xe điện BYD bán tại thị trường Việt Nam giai đoạn đầu.

Không thể phủ nhận BYD là thương hiệu xe điện lớn hàng đầu thế giới với doanh số khủng, chỉ đứng sau Tesla nhưng đa phần sự thành công của thương hiệu này đến từ thị trường Trung Quốc. BYD vẫn là một "cái tên" mới với các thị trường quốc tế nên những vấn đề liên quan đến chất lượng có thể tạo một cái nhìn thiếu thiện cảm đến người tiêu dùng.

Chiêu trò phá giá tại Thái Lan

Không ít khách hàng mua xe điện BYD tại Thái Lan đã choáng váng bởi chiêu trò phá giá thị trường của hãng này. Nhiều khách hàng tại Thái Lan cảm thấy bị lừa gạt khi từng mua chiếc Atto 3 Extended Range vào cuối năm 2023 với giá 1,199 triệu baht (khoảng 827 triệu đồng) nhưng cho đến tháng 7/2024, giá mẫu xe này hiện chỉ còn 859,9 nghìn baht (khoảng 552 triệu đồng).

Cụ thể, ở thời điểm ban đầu ra mắt, giá BYD Atto 3 tại Thái Lan dao động từ 889.900 đến 1,199 triệu baht nhưng sau nhiều lần giảm giá, hiện chỉ còn 799.900 - 859.900 baht (513,5 - 552 triệu đồng), tương đương mức giảm quy đổi từ 57,8 - 218,2 triệu đồng trong chưa đầy 1 năm.

Nhà phân phối BYD tại Thái Lan bị kiện vì chiêu trò phá giá. Ảnh: Nation TV
Nhà phân phối BYD tại Thái Lan bị kiện vì chiêu trò phá giá. Ảnh: Nation TV

Không ít khách hàng tại Thái Lan cho rằng không nên vội mua xe BYD vì hãng này có lịch sử giảm giá "không phanh" ngay sau khi sản phẩm mới ra mắt. Mua xe sớm có nguy cơ bị thiệt hại lớn do chính sách giảm giá của hãng. Tình trạng này cũng xảy ra tại Trung Quốc, khi BYD giảm giá sâu cho hàng loạt mẫu xe, khiến khách hàng cảm thấy bị lừa và hối hận vì mua xe.

Hiện, rất nhiều khách hàng Thái Lan mua xe BYD đã gửi đơn kiện và Thủ tướng Thái Lan đã yêu cầu BYD phải đảm bảo quyền lợi và bảo vệ người tiêu dùng. Được biết, mặc dù nhà phân phối BYD tại Thái Lan đã hoàn lại tiền cho khách hàng nhưng Uỷ ban Bảo vệ Người tiêu dùng Thái Lan vẫn tiếp tục điều tra việc giảm giá xe điện của BYD.

Ngày 18/7 vừa qua, BYD Việt Nam đã chính thức công bố giá ba sản phẩm, gồm: Seal, Atto 3 và Dolphin, dao động từ 659 triệu đồng đến 1,359 tỷ đồng tuỳ mẫu xe và phiên bản. Về giá cả, ba mẫu xe này phân phối tại Việt Nam cao hơn từ 18-380 triệu đồng so với thị trường Thái Lan và được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trải qua những biến động về thị trường ô tô điện toàn cầu, bê bối chất lượng sản phẩm và chiêu trò phá giá đáng quan ngại như trên phần nào cũng khiến người tiêu dùng e dè, đặt nhiều nghi vấn trước khi mạnh dạn móc "hầu bao".

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

VNG sắp đóng game bài

Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới nhằm đáp ứng nghị định 147, có hiệu lực từ 25/12.
15/11/2024

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Chủ sở hữu của sàn Temu kê khai doanh thu quý III bằng 0, dự kiến phát sinh từ tháng 10 sẽ khai vào quý sau, theo lãnh đạo cơ quan thuế.
10/11/2024

Doanh nghiệp thiệt hại do bão Yagi được tạm dừng đóng BHXH trong 12 tháng

Các doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do bão số 3 (Yagi) được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất, thời gian không quá 12 tháng.
02/11/2024

VNG bất ngờ bổ nhiệm người thay quyền ông Lê Hồng Minh

Khuya 6-9, VNG bất ngờ công bố ông Kelly Wong, phó tổng giám đốc VNG, sẽ đảm nhiệm cương vị quyền tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
07/09/2024

Công ty cổ phần VNG đang làm ăn ra sao?

6 tháng đầu năm 2024, Công ty CP VNG (mã chứng khoán: VNZ) đạt doanh thu thuần 4.314 tỉ đồng nhưng lại lỗ đến 585,7 tỉ đồng. Đây là quý lỗ thứ 11 liên tiếp của công ty này
06/09/2024

Nhà phân phối ôtô điện Wuling bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

TMT Motors - nhà phân phối ôtô điện Wuling - lỗ gần 99 tỷ đồng trong nửa đầu năm khiến công ty kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
04/09/2024

Hãng xe MG xin lỗi vì hiển thị bản đồ Việt Nam thiếu tỉnh Hà Giang

MG - hãng xe thuộc sở hữu của Tập đoàn SAIC Trung Quốc vừa đăng tải video giới thiệu mẫu xe MG7 trên fanpage kèm bản đồ Việt Nam nhưng bị cộng đồng mạng phát hiện thiếu tỉnh Hà Giang.
31/08/2024

Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Lan Nguyễn Trung Vương bị bắt

Ông Nguyễn Trung Vương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Lan, bị cáo buộc sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70% so với công bố.
30/08/2024

Thế Giới Di Động đóng gần 100 nhà thuốc An Khang trong một tháng

Sau khi tái cấu trúc ba chuỗi bán lẻ trọng điểm, Thế Giới Di Động tiếp tục cơ cấu lại hệ thống nhà thuốc An Khang khi giảm gần 100 điểm bán trong một tháng.
23/08/2024

Công ty TNHH LEGRO: Công khai minh bạch trong đấu thầu và triển khai các dự án

Được sự tin tưởng của các chủ đầu tư, thi công với sự tận tâm, trách nhiệm, năng lực dày dặn, Công ty TNHH LEGRO có địa chỉ tại Số 61 Tổ 2, Ấp Mỹ Á, Phường Núi Voi, Thị xã Tịnh Biên, Tỉnh An Giang đã nỗ lực đưa nhiều công trình về xây dựng về đích trước tiến độ.
21/08/2024

Công ty TNHH Phong Thịnh Hưng: Nỗ lực vượt khó khăn, đáp ứng đúng các tiêu chí, chất lượng dự án

Được sự tin tưởng của các Chủ đầu tư, trong những năm qua Công ty TNHH Phong Thịnh Hưng luôn nỗ lực thực hiện các dự án đạt nhằm đạt hiệu quả cao, phát huy giá trị nguồn vốn đầu tư trong các lĩnh vực tư vấn xây dụng các công trình đường bộ, cầu đường.
21/08/2024

Khu đất biệt thự 'biến' thành nhà hàng: Công ty Bảo Quân làm ăn ra sao?

CTCP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân chưa nộp phạt số tiền 170 triệu đồng theo quyết định xử phạt của UBND TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đặt ra dấu hỏi về tình hình tài chính của doanh nghiệp này.
21/08/2024