Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ không thiếu điện

Đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ không thiếu điện, có các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI. Ảnh: TTXVN

Theo Báo Chính phủ, sáng 26.6, tại thành phố Đại Liên (Trung Quốc), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc với Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF.

Trọng tâm của phiên thảo luận là tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam; tập trung vào chuyển đổi số, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và vai trò Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các ý kiến đánh giá cao tốc độ tăng trưởng, phát triển, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế số năm 2023 đã chiếm khoảng 16% GDP.

GS. Klaus Schwab cho biết, WEF rất vui mừng có quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam - ngôi sao sáng đang phát triển nhanh của kinh tế thế giới.

Ông Brand Cheng, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Foxconn nhắc lại tại cuộc gặp vào tháng 1 năm ngoái, ông đã báo cáo Thủ tướng về việc đặt thêm nhà máy tại Việt Nam và nhà máy này đã sản xuất vào tháng 4 vừa qua. Đây là ví dụ cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong phát triển kinh tế.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam đang lựa chọn ưu tiên cho tăng trưởng, đồng thời có biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bao đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thông qua các nhóm giải pháp lớn.

Trước hết, thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là giảm lãi suất cho vay, giữ ổn định tỉ giá phù hợp.

Việt Nam chủ trương đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, khai thác hiệu quả các FTA đã có, các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới, ủng hộ thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Việt Nam tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực. Trong đó, xác định thể chế cũng là nguồn lực, động lực cho sự phát triển.

Về hạ tầng, Việt Nam phát triển đồng bộ cả hạ tầng cứng (giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, trong đó có các trung tâm, cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng phát triển xanh, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu) và hạ tầng mềm.

Về nhân lực, với quan điểm coi con người là trung tâm, chủ thế, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển, Việt Nam chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Việt Nam tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, với các lĩnh vực ưu tiên là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Đây cũng là những lĩnh vực đang là xu thế phát triển của thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc ngày 26.6.2024. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc ngày 26.6.2024. Ảnh: TTXVN

Liên quan tới cung ứng điện, Thủ tướng cho biết, năm 2023, Việt Nam có thiếu hụt điện cục bộ tại một số thời điểm, nhưng sang năm 2024, mặc dù sản lượng điện tiêu thụ tăng tới 15%, có những ngày vượt 1 tỉ kWh/ngày, cao nhất trong lịch sử, song cung ứng điện vẫn được bảo đảm.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Việt Nam sẽ không thiếu điện, với các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện. Đơn cử như tải điện, các đường dây 500 kV trước đây phải làm trong 2 năm, thậm chí 4 năm, nhưng hiện nay chỉ mất khoảng 6 tháng.

Cùng với đó, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung chính sách với việc chuẩn bị ban hành các nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.

Theo Lao Động Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024

Lý do chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết đang đánh giá tổng thể Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
25/08/2024

154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra vẫn chờ bổ sung quy hoạch

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Công Thương rà soát danh sách dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển sang, trước khi đề xuất cập nhật vào quy hoạch.
23/08/2024

Bộ trưởng Công Thương: Giá điện bậc thang được đề xuất giảm xuống 5 bậc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ hôm nay (21/8) cơ cấu biểu giá điện đã được đề xuất giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó bậc 1 nâng từ 0-50kWh lên 0-100 kWh.
21/08/2024

"Phát triển du lịch đêm: Không làm thì thiếu, làm lại thừa"

Thừa nhận thực trạng bất cập trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, còn Bộ đã có Đề án.
21/08/2024

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Nhà nước chỉ nên độc quyền 'mức độ nào đó' về truyền tải điện

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng Nhà nước nên "mở hơn nữa" trong truyền tải điện và chỉ độc quyền với đầu tư hệ thống cao áp, siêu cao áp.
20/08/2024