Nỗ lực đảm bảo điện cho nền kinh tế, hóa giải nỗi lo thiếu điện

Nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội vẫn duy trì ở mức khá cao khoảng 8-9%/năm tới năm 2030. Vì vậy, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đảm bảo khả năng cung cấp điện, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.

Loạt giải pháp cấp bách

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến cuối năm 2023, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 80.555 MW, tăng xấp xỉ 2.800 MW so với năm 2022.

Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 21.664 MW, chiếm tỷ trọng 26,9%; thủy điện (bao gồm thủy điện nhỏ) là 22.872 MW, chiếm tỷ trọng 28,4%; nhiệt điện than là 26.757 MW, chiếm tỷ trọng 33,2%; nhiệt điện khí 7.160 MW, chiếm tỷ trọng 8,9%. (làm biểu đồ)

Hệ thống điện Việt Nam có quy mô đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 23 trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện đã được cải thiện tích cực; tỷ lệ điện năng tổn thất do truyền tải và phân phối giảm từ 7,94% năm 2015 xuống còn xấp xỉ 6,5% năm 2020 và 6,24% năm 2022, tương đương với nhiều nước phát triển trên thế giới.
Song, hệ thống điện đang đối mặt nhiều nỗi lo về khả năng đáp ứng nguồn cung. Kể từ sau đợt thiếu điện cục bộ vào tháng 5/2023, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn cung điện.

Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đảm bảo khả năng cung cấp điện cho nền kinh tế. Ảnh: EVN
Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đảm bảo khả năng cung cấp điện cho nền kinh tế. Ảnh: EVN

Để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao, ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện 8). Quy hoạch điện 8 là căn cứ quan trọng để triển khai các dự án nguồn điện đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của kinh tế và xã hội, giải bài toán cơ cấu về nguồn điện, kết hợp điện năng lượng tái tạo với nguồn truyền thống. Đến ngày 1/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8. Đây là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, sinh hoạt của nhân dân.

Trong khi các nguồn nhiên liệu có hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện như than, dầu, khí. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nội dung cũng được Chính phủ coi trọng. Do đó, ngày 8/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023- 2025 và các năm tiếp theo, trong đó đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như: Hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trên toàn quốc, thay thế 50% đèn led trong chiếu sáng công cộng, 50% sử dụng điện mặt trời mái nhà tại các công sở và nhà dân… 

Các tính toán cho thấy, chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200 MW.

Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thúc đẩy triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, để đáp ứng việc truyền tải điện từ miền Trung, Nam ra Bắc. Dưới sự chỉ đạo rốt ráo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thủ tục đầu tư liên quan đến đầu tư tuyết đường dây quan trọng này được phê duyệt với cấp tốc.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN khẩn trương hoàn thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 (519 km) từ Quảng Trạch đến Phố Nối đưa vào sử dụng trước ngày 30/6/2024.

Lãnh đạo Chính phủ cũng thường xuyên đi kiểm tra thực tế tiến độ dự án ngay tại công trường, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh; đốc thúc các bộ, ngành, địa phương đơn vị tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án. Nhờ đó, việc triển khai đường dây 500 kV mạch 3 đã và đang làm tốt, như giải phóng mặt bằng, xây dựng móng, cột, kéo dây.

Đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Phạm Hải
Đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Phạm Hải

Nhu cầu tăng cao, nguồn cung vẫn đảm bảo

Theo các báo cáo, 5 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, diễn biến thủy văn không thuận lợi, để tiết kiệm tối đa nước hồ thủy điện, nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than khu vực miền Bắc đã được huy động cao.

Đặc biệt, cuối tháng 4 vừa qua, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 47.670 MW (ngày 27/4), tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng điện ngày lớn nhất đạt 993 triệu kWh (ngày 26/4).

Nhờ sự chủ động trong điều hành, kết hợp giải pháp tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung hỗ trợ cho miền Bắc, cung ứng điện toàn hệ thống trong các tháng đầu năm 2024 đã được thực hiện tốt, đảm bảo đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của cả nước.

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn quốc 5 tháng ước đạt 124,2 tỷ kWh, tăng 12,1% so với cùng kỳ 2023. Điện thương phẩm 5 tháng ước đạt 110,24 tỷ kWh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Bộ Công Thương, hệ thống điện quốc gia về cơ bản sẽ đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của nhân dân trong hầu hết thời gian trong năm 2024.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chia sẻ: Về phía cung cấp điện, chúng tôi giao cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc điều động hệ thống điện và thị trường điện, căn cứ vào dự báo thời tiết, nhu cầu sử dụng doanh nghiệp để lập kế hoạch vận hành hệ thống điện tối ưu. Chúng ta biết rằng hệ thống điện chỉ có thể vận hành một cách an toàn, ổn định khi cung và cầu tương đồng nhau.

Nếu bất cứ cung hoặc cầu lệch pha nhau thì hệ thống điện sẽ hoạt động không an toàn, hiệu quả, gây ra những rủi ro nhất định. Vì vậy, chúng tôi giao cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia có dự báo tốt để lập ra chương trình, kế hoạch thực hiện tốt việc chuẩn bị, cũng như các đơn vị sử dụng điện có thể dự báo sát với thực tế nhất.

Đánh giá vai trò của Chính phủ trong đảm bảo nguồn cung điện, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh “để sử dụng điện hiệu quả là sản lượng phải đủ, nếu thiếu điện thì không thể nào hiệu quả được”.

“Trong lĩnh vực điện, chúng ta cảm nhận được cách triển khai của Chính phủ là toàn tuyến, toàn diện, toàn cấp, toàn ngành, từ Trung ương đến các địa phương. Chính phủ ra Chỉ thị rồi giao việc cho các bộ, đặc biệt là Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Mọi nhiệm vụ, giải pháp cũng rất rõ. Địa phương có những cách làm khuyến khích, đưa phong trào thi đua xuống đến doanh nghiệp, người dân...”, ông Trần Đình Thiên bình luận.

Ông Thiên chia sẻ: Một trong những nỗ lực rất quyết liệt là vừa rồi chúng ta thêm đường truyền tải điện từ Quảng Bình đến Hưng Yên. Đây là một trong những giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng điện, phân phối điện. Trong chương trình tiết kiệm điện quốc gia, những hành động này thể hiện tính tích cực, tầm nhìn cao. Đó là cách làm của Chính phủ hiện nay, rất tích cực.

Tới đây, chúng ta đương đầu với nhu cầu sử dụng điện tăng cao, không phải chỉ do thời tiết. Quy hoạch điện 8 đã đề ra nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu điện này, các giải pháp cũng đang được triển khai ráo riết và hành động của Chính phủ cũng mang tính đốc thúc cao như Thủ tướng đi khảo sát ở Cần Thơ, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn... Nếu không đốc thúc như vậy thì sẽ có gây ra nguy cơ vỡ trận nguồn cung.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số dự kiến phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản thu phát sinh tại Việt Nam, theo tờ trình của Chính phủ.
22/11/2024

Quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm 'nóng' nghị trường chất vấn tại Quốc hội

Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
11/11/2024

Khởi tố vụ án tại Công ty vàng bạc SJC: Độc quyền vàng miếng thu tỷ USD, lãi bèo

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với 6 bị can bị buộc tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông lớn độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC hoạt động ra sao?
10/11/2024

“Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”

Đó là chủ đề ấn phẩm chuyên san Hồ sơ sự kiện số 530, phát hành ngày 10/11/2024, sẽ đăng tải chậm hơn trên chuyên trang điện tử Hồ sơ sự kiện (https://hssk.tapchicongsan.org.vn).
08/11/2024

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
06/11/2024

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024