Thống đốc: Gói hỗ trợ lãi suất 2% 'không dành cho mọi doanh nghiệp khó khăn'

Gói hỗ trợ lãi suất 2% dành cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi, trả được nợ, chứ không phải tất cả đơn vị khó khăn, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Nội dung này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu chiều 25/5, khi giải trình trước Quốc hội về kết quả giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, thuộc gói phục hồi kinh tế xã hội.

Theo báo cáo của Chính phủ, tới cuối 2023, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% một năm qua hệ thống ngân hàng thương mại giải ngân được 3,05%, tương đương 1.218 tỷ đồng. Số vốn chưa giải ngân còn khoảng 38.800 tỷ.

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn tỷ lệ giải ngân quá thấp, trong khi doanh nghiệp khó khăn về vốn sau dịch Covid-19. Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Trà Vinh cho rằng thủ tục, điều kiện vay là trở ngại lớn nhất khi doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ này.

Chưa kể, theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ 29,5% doanh nghiệp biết tới chính sách và khoảng 2,5% đơn vị nhận được khoản vay.

Giải trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết khi thiết kế chương trình này theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước xác định đây là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi và trả được nợ. Tức là, gói hỗ trợ lãi suất 2% không giải quyết cho tất cả doanh nghiệp khó khăn trong nền kinh tế, kể cả đơn vị không đủ điều kiện vay vốn, theo Thống đốc.

Bà phân tích, vốn vay của chương trình lấy từ nguồn huy động dân cư của các ngân hàng thương mại, không phải ngân sách Nhà nước. Vì thế, các ngân hàng phải cho vay với điều kiện, thủ tục theo quy định, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

"Việc giải ngân nhiều hay ít của chương trình này phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp, ngân hàng", Thống đốc nói.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình tại phiên thảo luận kết quả giám sát chương trình phục hồi kinh tế, chiều 25/5. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình tại phiên thảo luận kết quả giám sát chương trình phục hồi kinh tế, chiều 25/5. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Bà Hồng nói thêm thực tế doanh nghiệp quyết định vay vốn không phải vì họ được hỗ trợ lãi suất. Bởi, lãi suất chỉ là một trong số chi phí đầu vào, nên họ có thể cân nhắc chọn các giải pháp hỗ trợ khác như miễn, giảm, giãn thuế. Chưa kể, doanh nghiệp sẽ xem xét họ vay để làm gì, có khả năng trả nợ hay không... mới quyết định vay vốn.

Dù vậy, với tỷ lệ giải ngân thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty HALCOM lo lắng "sẽ nảy sinh vấn đề ngoài mong muốn khi cố gắng tiêu hết gói hỗ trợ này". Ông đề nghị cân nhắc về thực hiện tiếp chính sách hỗ trợ này.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, chương trình hỗ trợ lãi suất 2% đã kết thúc vào 31/12/2023. Chính phủ đã báo cáo, đề xuất Quốc hội cho hủy dự toán, không huy động nguồn lực và thực hiện tiếp. Tức là, số vốn vay còn lại chưa giải ngân của chương trình sẽ không làm tăng bội chi ngân sách. Trường hợp tiếp tục thực hiện, bà cho rằng có thể chuyển sang chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội, hoặc chương trình an sinh xã hội khác.

Ở khía cạnh này, ông Trần Anh Tuấn, Trưởng ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp TP HCM đồng tình, dư địa chưa thực hiện hết sang hỗ trợ người lao động, thu nhập thấp giải quyết việc làm, hoặc tiếp cận nhà ở xã hội.

Cũng giải trình, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần xem lại phương thức các chính sách hỗ trợ sau này. Ông cho biết ở nhiều nước, người dân được hỗ trợ tiền mặt, 1.500-2.000 USD, nên kích thích tiêu dùng, nền kinh tế.

Còn tại Việt Nam, theo ông, các hỗ trợ thực hiện thông qua chính sách, nên phải có thủ tục, văn bản hướng dẫn, rồi giám sát. "Khi chúng ta làm xong thủ tục thì vấn đề không còn thời sự nữa, hỗ trợ không còn hiệu quả", ông nói.

Cùng đó, theo Bộ trưởng Dũng, các chính sách cần thiết kế đơn giản, dễ thực hiện và giám sát, chứ "không phải để một rừng vướng mắc như hiện nay". Chính sách đưa ra dựa trên niềm tin, phân cấp, phân quyền triệt để giữa Trung ương, địa phương, giữa Quốc hội và Chính phủ... sẽ rút ngắn nhiều thời gian thực hiện.

"Chính sách đưa ra trong tình huống đặc biệt thì cần thủ tục, quy trình đặc biệt, còn làm như thông thường sẽ hết giờ, cái gì cũng phải xin cơ chế", ông nói thêm.

Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết kết quả giám sát thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thuộc chương trình phục hồi kinh tế xã hội, vào ngày 28/6.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024

Lý do chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết đang đánh giá tổng thể Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
25/08/2024

154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra vẫn chờ bổ sung quy hoạch

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Công Thương rà soát danh sách dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển sang, trước khi đề xuất cập nhật vào quy hoạch.
23/08/2024

Bộ trưởng Công Thương: Giá điện bậc thang được đề xuất giảm xuống 5 bậc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ hôm nay (21/8) cơ cấu biểu giá điện đã được đề xuất giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó bậc 1 nâng từ 0-50kWh lên 0-100 kWh.
21/08/2024

"Phát triển du lịch đêm: Không làm thì thiếu, làm lại thừa"

Thừa nhận thực trạng bất cập trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, còn Bộ đã có Đề án.
21/08/2024

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Nhà nước chỉ nên độc quyền 'mức độ nào đó' về truyền tải điện

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng Nhà nước nên "mở hơn nữa" trong truyền tải điện và chỉ độc quyền với đầu tư hệ thống cao áp, siêu cao áp.
20/08/2024

Ngân hàng rao bán 90 căn hộ ven biển Hội An, giá gần 300 tỷ đồng

90 căn hộ thuộc dự án Khu du lịch thể thao sinh thái biển Hội An là tài sản đảm bảo cho khoản vay từ năm 2018 sẽ được ngân hàng đấu giá. Giá khởi điểm là 289 tỷ đồng.
18/08/2024

Phí trước bạ cho ôtô lắp ráp trong nước có thể giảm 3 tháng

Phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể được giảm 50%, áp dụng trong 3 tháng, rút ngắn một nửa thời gian so với đề xuất trước đó.
17/08/2024

Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện mặt trời, điện gió

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời để phục vụ điều tra.
14/08/2024