Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.

Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, dự kiến nếu được thông qua sẽ thay thế cho Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng GD-ĐT với nhiều điểm mới đáng chú ý (xem toàn văn dự thảo TẠI ĐÂY)

Để hiểu rõ hơn, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) về vấn đề này:

PV: - Thưa ông, nếu so với Thông tư 17 hiện hành, dự thảo thông tư mới có vẻ đã bỏ đi nhiều quy định về các trường hợp không được phép dạy thêm. Phải chăng Bộ GD-ĐT đang muốn nới việc quản lý dạy thêm, học thêm? 

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên, học sinh. Từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT cũng chưa bao giờ cấm việc dạy thêm, học thêm. Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo thông tư lần này nhằm quản lý, hạn chế tối đa những biểu hiện tiêu cực đối với dạy thêm, học thêm. Vấn đề khiến dư luận bức xúc hiện nay là việc giáo viên dạy học sinh ở trường rồi lại bằng cách này, cách kia “ép” các em học thêm lớp do chính mình dạy ở bên ngoài, dù các em không muốn. Những trường hợp này học sinh và phụ huynh phải “tự nguyện một cách bắt buộc”, miễn cưỡng. Đây là vấn đề mà ngành GD-ĐT phải nhìn thẳng và tìm cách quản lý, khắc phục. 

Dự thảo cũng quy định giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng thay vì phải xin phép hiệu trưởng để được dạy thêm học sinh của mình ngoài nhà trường như quy định hiện hành. Giáo viên có thể dạy, nhưng phải lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm. Đồng thời, giáo viên phải cam kết không được sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh. Đây là những giải pháp quản lý để hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra, toàn dân có thể giám sát.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Qua thời gian theo dõi việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, chúng tôi cũng thấy có tình trạng gây ra sự phân biệt “môn chính”, “môn phụ”, giữa giáo viên này với giáo viên kia… Vì vậy, việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường mà dự thảo hướng tới là làm sao để quy định việc tổ chức dạy thêm, học thêm một cách công khai, minh bạch để khi có ý kiến thắc mắc, khi có thanh kiểm tra thì mọi thứ đều phải có giấy tờ xác minh...

Việc dạy thêm trong nhà trường phải được tổ chuyên môn tổ chức họp để thống nhất đề xuất với hiệu trưởng đối với các môn học do tổ chuyên môn đảm nhận. Đối với các môn học có đề xuất việc dạy thêm, học thêm thì phải trình bày rõ lý do, mục tiêu, nội dung, thời lượng đề xuất dạy thêm, học thêm và danh sách giáo viên đăng ký dạy thêm theo môn học ở mỗi khối lớp. Căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng sẽ tổ chức cuộc họp với thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh. 

- Có thể thấy, thay đổi đáng chú ý so với quy định hiện hành là việc dự thảo đã bỏ quy định không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên trường công lập. Ông có thể lý giải điều này?

Thực tế, trong Luật Viên chức đã nêu rất rõ quy định viên chức không được tổ chức kinh doanh. Do đó, giáo viên trường công lập không được tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Vì luật đã nêu, nên trong dự thảo thông tư này, Bộ GD-ĐT hiện không nhắc lại quy định. Tuy nhiên, qua nhiều trao đổi, thấy rằng điều này không được ghi trong dự thảo khiến dư luận hiểu nhầm. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu bổ sung lại để tránh hiểu nhầm.

- Nếu theo quy định hiện hành, dự thảo thông tư mới đã bỏ đi quy định các trường không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Phải chăng Bộ GD-ĐT đang “bật đèn xanh” cho việc dạy thêm trong nhà trường?

Theo thông tư 17 hiện hành, trong các trường hợp không được dạy thêm, có quy định không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Nhưng thực tế chúng ta cũng không quản lý được việc này ngoài nhà trường. Bởi nhu cầu là có thật và việc cấm như thế có lẽ cũng không công bằng với học sinh tiểu học.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Tuy nhiên, trong nhà trường, không đồng nghĩa việc này được “bật đèn xanh”. Điều 3 về nguyên tắc dạy thêm, học thêm trong dự thảo thông tư mới nêu rõ, không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Theo chương trình phổ thông mới, học sinh tiểu học được thiết kế học 2 buổi/ngày và hầu hết các trường đã thực hiện việc này, đồng nghĩa cũng không tổ chức dạy thêm trong trường đối với cấp tiểu học. Do đó về bản chất, dự thảo thông tư mới không thay đổi so với hiện nay. Chưa kể, dự thảo thông tư mới cũng quy định tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học, 42 tiết/tuần đối với cấp THCS, không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT. Những điều này không được đề cập trong quy định hiện hành.

- Dự thảo thông tư mới đã không còn quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài trường đối với học sinh đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của hiệu trưởng. Điều này liệu có dễ làm nảy sinh những tiêu cực và làm sao kiểm soát được việc giáo viên ép buộc học sinh học thêm, rồi “giữ kiến thức để ra ngoài dạy thêm”, thưa ông?

Đối với giáo viên công lập, nếu dạy thêm ngoài trường, đầu tiên phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết với hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm nguyên tắc dạy thêm. Trường hợp trong lớp dạy thêm ngoài trường có học sinh của lớp mà mình đang dạy trong trường thì phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm. Cùng đó, phải cam kết không đưa những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm vào bài kiểm tra, đánh giá trên lớp.

Như vậy, nếu giáo viên có biểu hiện tiêu cực, thì học sinh và phụ huynh có thể phát hiện ngay từ trong lớp, trong trường. Chưa kể, trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường còn là phải đảm bảo yêu cầu của chương trình, giáo viên dạy thiếu sẽ phải chịu trách nhiệm. Bộ GD-ĐT ra khuôn khổ pháp lý để quy định, các nhà trường thực thi nên bản thân các trường và toàn dân cũng có trách nhiệm giám sát.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Sửa Luật Quảng cáo: Dự kiến bổ sung quy định người nổi tiếng tham gia quảng cáo

Bộ VHTT&DL dự kiến bổ sung một số điều cụ thể liên quan đến người nổi tiếng tham gia quảng cáo trong Luật Quảng cáo (sửa đổi). Người tham gia quảng cáo trên mạng phải chịu trách nhiệm trước luật pháp nói chung và Luật Quảng cáo nói riêng liên quan đến sản phẩm mình quảng cáo.
09/04/2025

Đề xuất Công an cấp xã được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự

Tại dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, trong đó có Công an cấp xã.
09/04/2025

Đề xuất tiêu chí mới, hướng tới cấp xã, phường còn khoảng 5.000 đơn vị

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
04/04/2025

Đề xuất xem xét tinh giản cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện tinh giản.
04/04/2025

Đề xuất thí điểm giao quyền địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất giao quyền cho các địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (NƠXH), ưu tiên doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực tài chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.
03/04/2025

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (Luật hiện hành NSTW hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (Luật hiện hành NSĐP hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP.
02/04/2025

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ thông tin khiến thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, pháp luật về lĩnh vực này chưa theo kịp thực tiễn đã tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Do vậy, kịp thời hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
14/03/2025

Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tương xứng với tính chất đột phá chiến lược của công tác xây dựng thể chế

Ngày 11/3/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
12/03/2025

Đề xuất bỏ quy định 'đơn thuốc chỉ có giá trị trong 5 ngày'

Bộ Y tế đề xuất người kê đơn có trách nhiệm khuyến cáo người bệnh về thời hạn mua, lĩnh thuốc, thay vì quy định thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày kê như hiện hành.
05/03/2025

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân trên ứng dụng VNeID

Từ thực tiễn có thể khẳng định, hệ thống chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp trong giai đoạn 2009 - 2025 không ngừng được phát triển, hoàn thiện, tạo căn cứ để nâng cao chất lượng dữ liệu lý lịch tư pháp, góp phần làm giàu kho tài nguyên của quốc gia; đồng thời, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
05/03/2025

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
28/02/2025

Nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp

Kết luận số 126 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới là tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh, thành. Nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp.
28/02/2025