Quản lý ngoại hối đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí thay thế Thông tư 31/2018/TT-NHNN.

Đồng tiền sử dụng để đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
 gồm ngoại tệ từ nguồn hợp pháp; đồng Việt Nam.

Theo NHNN, hiện nay, quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí thực hiện theo quy định tại Thông tư 31/2018/TT-NHNN ngày 18/12/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí (Thông tư 31) và các quy định của pháp luật có liên quan.

Ngày 15/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí (Nghị định 132) có hiệu lực vào ngày 05/12/2024. 

Thực hiện chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình nộp hồ sơ, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 31 bổ sung các quy định để phù hợp với quy định tại Nghị định 132, trong đó có quy định hướng dẫn nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với NHNN theo phương thức điện tử.

Đồng tiền sử dụng để đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Theo dự thảo, đồng tiền sử dụng để đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm:

Ngoại tệ từ nguồn hợp pháp theo quy định của pháp luật trên tài khoản tại ngân hàng được phép hoặc mua tại ngân hàng được phép.

Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.

Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ trước đầu tư 

Dự thảo quy định nguyên tắc: Nhà đầu tư phải mở 01 tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trước đầu tư (gọi là tài khoản ngoại tệ trước đầu tư) để thực hiện giao dịch thu, chi.

Dự án có nhiều nhà đầu tư tham gia thì mỗi nhà đầu tư phải mở riêng biệt 01 tài khoản ngoại tệ trước đầu tư.

Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản ngoại tệ trước đầu tương ứng với từng dự án.

Trường hợp thay đổi tài khoản ngoại tệ trước đầu tư, nhà đầu tư phải mở tài khoản ngoại tệ trước đầu tư khác, chuyển đổi toàn bộ số dư sang tài khoản mới và đóng tài khoản ngoại tệ trước đầu tư đã mở trước đây.

Trường hợp không hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài hoặc không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải chuyển số ngoại tệ đã chuyển ra nước ngoài nhưng chưa sử dụng hết về Việt Nam (nếu có) thông qua tài khoản ngoại tệ trước đầu tư và đóng tài khoản.

Sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư phải được sử dụng làm tài khoản vốn đầu tư.

Các giao dịch thu, chi trên tài khoản ngoại tệ trước đầu tư  

Các giao dịch thu trên tài khoản ngoại tệ trước đầu tư: Thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản thanh toán của nhà đầu tư; thu ngoại tệ mua từ ngân hàng được phép phù hợp với quy định của pháp luật; thu ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về Việt Nam trong trường hợp nhà đầu tư không sử dụng hết số tiền chuyển ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định 132/2024/NĐ-CP hoặc được bên nước ngoài hoàn lại các khoản chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài trong hoạt động dầu khí; thu chuyển số dư ngoại tệ trong trường hợp thay đổi tài khoản ngoại tệ trước đầu tư theo quy định; thu lãi từ số dư trên tài khoản theo quy định của pháp luật.

Các giao dịch chi trên tài khoản ngoại tệ trước đầu tư: Chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 132/2024/NĐ-CP; chi bán ngoại tệ cho ngân hàng được phép; chi ngoại tệ chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của nhà đầu tư; chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng được phép.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất chế độ phụ cấp ưu đãi mới đối với viên chức, nhân viên y tế công lập

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập (thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP).
23/05/2025

Trình Quốc hội miễn học phí trường công, hỗ trợ học sinh trường tư

Bộ trưởng GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn sáng nay trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030, cùng chính sách miễn, hỗ trợ học phí cho một số cấp học.
22/05/2025

Đề xuất Trưởng, Phó Công an cấp xã được khởi tố điều tra vụ án hình sự

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề xuất Trưởng Công an xã có thể được khởi tố điều tra vụ án có mức phạt tù 7 năm.
20/05/2025

Xóa bỏ tình trạng 'giữ ghế' chờ ngạch; cán bộ, công chức muốn tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm

Dự thảo Luật cán bộ, công chức (sửa đổi) xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, nền tảng, cốt lõi, vận hành xuyên suốt toàn bộ bộ máy hành chính để làm cơ sở xác định biên chế, phân bổ nhân lực; là căn cứ duy nhất để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, trả lương.
20/05/2025

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.
19/05/2025

Dự kiến cách tính tiền lương 1 giờ dạy, dạy thêm giờ của nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cách tính tiền lương 1 giờ dạy, tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo.
16/05/2025

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.
15/05/2025

Phân quyền đúng, tăng trưởng mạnh

Phân cấp, phân quyền triệt để không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật hành chính. Đó là một cuộc cách mạng về tư duy quản trị, nơi chính quyền địa phương không còn bị xem như "cánh tay nối dài" của cấp trên, mà trở thành những chủ thể có năng lực hành động độc lập, sáng tạo và chịu trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân.
15/05/2025

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đề xuất quy định về "cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".
15/05/2025

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
14/05/2025

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, học sinh hoàn thành chương trình THCS có thể chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng tốt nghiệp THCS như hiện nay.
12/05/2025

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
06/05/2025