Phổ cập kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho sinh viên

Để đạt mục tiêu toàn bộ sinh viên trên địa bàn được phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thành phố Huế đang triển khai chương trình “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” trên nền tảng Hue-S.

Chương trình “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” trên nền tảng Hue-S dành cho sinh viên vừa được UBND thành phố Huế chỉ đạo triển khai. Đây là một hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” và đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Hue-S hiện hiện đã được phổ biến tới đại đa số người dân trên địa bàn
 thành phố Huế, với hơn 920.000 tài khoản sử dụng. Ảnh: V.Sỹ

Diễn ra trong thời gian từ nay đến cuối tháng 5/2025 trên nền tảng đô thị thông minh Hue-S, chương trình hướng tới mục tiêu 100% sinh viên trên địa bàn thành phố Huế được phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua các hoạt động học tập, bồi dưỡng, tập huấn.

Cụ thể, trên nền tảng Hue-S, các sinh viên đang theo học tại Đại học Huế và các trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn thành phố Huế sẽ được tìm hiểu, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua xem các video ngắn, và làm bài bằng hình thức trắc nghiệm.

Theo UBND thành phố Huế, trước khi triển khai chương trình “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” dành cho sinh viên bằng hình thức trực tuyến, Sở KH&CN thành phố đã xây dựng khung tài liệu chương trình, bộ câu hỏi trắc nghiệm, đồng thời xây dựng phần mềm tích hợp trên nền tảng Hue-S.

Bên cạnh đó, để chương trình đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra, UBND thành phố Huế đã đề nghị Đại học Huế chỉ đạo các khoa, trường đại học thành viên tổ chức để sinh viên tham gia đầy đủ, chất lượng, đảm bảo thời gian.

Các trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn thành phố Huế cũng cần huy động tất cả sinh viên tham gia chương trình; đồng thồi theo dõi, đốc thúc để đảm bảo 100% sinh viên tham gia.

Sinh viên Đại học Tự nhiên - Đại học Huế tham gia chương trình
“Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” trên Hue-S. Ảnh: V.Sỹ

Đại học Huế và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn sẽ được tài khoản phục vụ việc theo dõi, tra cứu kết quả tham gia chương trình của đơn vị mình trên nền tảng Hue-S.

Dự kiến, từ dữ liệu số trên hệ thống, sau khi chương trình “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” kết thúc, Sở KH&CN thành phố Huế sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổng hợp danh sách đề xuất khen thưởng các tập thể đạt kết quả cao.

Nền tảng đô thị thông minh Hue-S là ứng dụng chuyển đổi số đặc thù của thành phố Huế, hiện đã được phổ biến tới đại đa số người dân trên địa bàn, với hơn 920.000 tài khoản sử dụng.

Thời gian qua, nhiều dịch vụ tiện ích đã được cung cấp cho người dân và doanh nghiệp trên nền tảng Hue-S, hình thành một kênh kết nối thuận tiện, hữu ích giữa chính quyền với người dân.

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đại diện Sở KH&CN thành phố Huế cho hay, hiện tại, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Huế đang cung cấp 1.883 dịch vụ công trực tuyến, bao gồm 1.071 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Theo VietNamNet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Cách xử lý nhanh khi điện thoại sạc pin chậm hoặc không vào điện

Tình trạng điện thoại sạc pin chậm hoặc không vào điện là vấn đề phổ biến, gây không ít phiền toái cho người dùng trong quá trình sử dụng.
12/06/2025

Cookie là gì mà web nào cũng hỏi? Và vì sao bạn nên quan tâm?

Vào web là thấy hiện thông báo 'chấp nhận cookie', nhiều người bấm đại để lướt nhanh. Nhưng đằng sau cái click vô thức đó là cả một hệ thống theo dõi người dùng cực kỳ tinh vi.
10/06/2025

Hoàn thành chuỗi Roadshow khởi động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025 ở cả 3 miền

Ngày 30/5/2025, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Việt Nam) tiếp tục hành trình roadshow nhằm phát động cuộc thi Solve for Tomorrow năm 2025 tại TP Hồ Chí Minh– đại diện khu vực miền Nam. Qua đó, hoàn thành chuỗi chương trình Roadshow Solve for Tomorrow 2025 ở cả 3 miền.
30/05/2025

Dịch vụ giúp "biến mất" khỏi Internet

Từ nhu cầu xóa dấu vết online đến dịch vụ “ẩn thân kỹ thuật số” bùng nổ, câu chuyện biến mất khỏi Internet đang dần trở thành trào lưu thời hiện đại.
28/05/2025

AI tích hợp chip bán dẫn Hàn Quốc: Thiết bị chẩn đoán da thông minh bước vào thử nghiệm tại Việt Nam

Việt Nam vừa trở thành điểm thử nghiệm đầu tiên cho một thiết bị chẩn đoán da liễu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng kết hợp giữa GPU và chip bán dẫn NPU – một hướng đi chiến lược nhằm thúc đẩy tự chủ công nghệ AI y tế trong tương lai.
28/05/2025

Nhận diện các cuộc gọi lừa đảo: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Mỗi ngày, hàng nghìn người vẫn nhận các cuộc gọi mạo danh công an, ngân hàng hay người thân. Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi khiến nhiều người vẫn mắc bẫy. Làm sao để nhận diện sớm và tự bảo vệ mình trước những chiêu trò này?
27/05/2025

Định danh điện tử và những lưu ý rất quan trọng khi sử dụng

Định danh điện tử đang trở thành công cụ quan trọng trong thời đại số hóa, giúp đơn giản hóa các giao dịch trực tuyến và tăng cường bảo mật. Tuy nhiên, người dùng cần hiểu rõ bản chất và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn thông tin.
27/05/2025

Nhà mạng phải chặn Telegram tại Việt Nam

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.
23/05/2025

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại khu vực miền Trung

Dự kiến Samsung Solve for Tomorrow 2025 sẽ tiếp cận khoảng 50.000 học sinh khu vực miền Trung.
21/05/2025

Tạo điều kiện để nữ trí thức tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ

Tại Văn bản 4324/VPCP-QHĐP, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp để Hội Nữ trí thức Việt Nam, các nữ khoa học Việt Nam tham gia nghiên cứu, đóng góp cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
19/05/2025

AI không thay thế, mà hỗ trợ nhà báo làm việc tốt hơn

Trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 và thông tin cạnh tranh hiện nay, nội dung hay vẫn chưa đủ, mà cần phải tạo ra những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số.
16/05/2025

Khung kiến thức, kỹ năng số cơ bản ưu tiên phổ cập AI cho người dùng

Theo Bộ KH&CN, trí tuệ nhân tạo - AI được xem là một trọng tâm của kỹ năng số trong thời đại mới, vì vậy khung kiến thức, kỹ năng số chú trọng tích hợp các kỹ năng sử dụng và thích ứng với AI.
14/05/2025