Phát triển 5G phục vụ chuyển đổi số

Triển khai 5G là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Dịch vụ 5G khi đi vào hoạt động sẽ không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, mà còn tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng năng suất cho các lĩnh vực ứng dụng.

Kỹ thuật viên của Viettel lắp đặt thiết bị trạm gốc 5G do chính đơn vị sản xuất.
Kỹ thuật viên của Viettel lắp đặt thiết bị trạm gốc 5G do chính đơn vị sản xuất.

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định năm 2024 sẽ thương mại hóa 5G trên toàn quốc. Do đó, Bộ đã triển khai nhiều bước chuẩn bị như đấu giá các băng tần 5G, song song với việc tiếp tục ban hành hành lang pháp lý cần thiết cũng như các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh triển khai ứng dụng 5G.

Dần hoàn tất các bước chạy đà

Tháng 3 vừa qua, cơ quan quản lý đã đấu giá thành công hai khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) và C2 (3.700-3.800 MHz), sau đó đã cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho hai nhà mạng trúng đấu giá thành công băng tần là Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Trưởng phòng Kinh tế (Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Anh Cương cho biết: Dấu mốc này có ý nghĩa quan trọng, là kết quả của quá trình tháo gỡ những vướng mắc về mặt chính sách trong việc đấu giá tần số trong thời gian qua của Chính phủ, các bộ, ngành và Bộ Thông tin và Truyền thông, mở ra một kỷ nguyên mới cho 5G, tạo cơ sở để phát triển hạ tầng số, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Trong thời gian tới, khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz) sẽ sớm được mang ra đấu giá.

Cùng việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy 5G, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Đề án thành lập cơ sở đổi mới sáng tạo 5G với mục đích trưng bày, trình diễn công nghệ cũng như các ứng dụng tiêu biểu, chọn lọc của các nhà mạng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ, nhà sản xuất thiết bị, nhà cung cấp giải pháp tích hợp,... Đồng thời, Đề án này sẽ cung cấp môi trường thử nghiệm các ứng dụng, dịch vụ của hệ sinh thái hạ tầng số Việt Nam và làm cầu nối giữa doanh nghiệp công nghệ với các nhà mạng viễn thông.

Nhờ những lợi thế về tốc độ, kết nối và bảo mật, 5G kết hợp cùng điện toán biên sẽ cho phép doanh nghiệp xử lý và phân tích khối lượng dữ liệu lớn hơn với chi phí tối ưu. 5G cũng tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) hay ứng dụng internet vạn vật (IoT) trong nhiều lĩnh vực. Do đó, sử dụng 5G có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giá trị khi được trang bị tốt hơn, từ đó giúp sinh lời từ lượng dữ liệu khổng lồ. Sự phát triển về công nghệ, được hỗ trợ bởi 5G sẽ mở rộng hệ sinh thái di động sang các ngành công nghiệp mới.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc đẩy mạnh ứng dụng 5G trong các ngành là yếu tố tiên quyết để triển khai toàn diện 5G tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng, nghiên cứu ứng dụng 5G phù hợp đặc thù ngành, từ đó chung tay, cùng các doanh nghiệp viễn thông sáng tạo, áp dụng các giải pháp 5G vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động. Mặt khác, 5G cũng giúp thúc đẩy nhiều lĩnh vực, như: chế tạo, quản lý giao thông thông minh, quản lý năng lượng, xây dựng và khai thác mỏ, giáo dục số hóa, chăm sóc sức khỏe từ xa, bán lẻ thông minh và thành phố thông minh,... Thị trường viễn thông cũng được hưởng lợi bởi 5G sẽ là một nguồn doanh thu mới khi số lượng lớn các thuê bao quyết định chuyển sang sử dụng công nghệ mạng mới và nhanh hơn.

Nghiên cứu của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, dự báo đến năm 2025, 5G đóng góp khoảng 7,34% vào tăng trưởng GDP. Các doanh nghiệp viễn thông như Viettel cũng cho rằng, 403 khu công nghiệp (có thể tăng lên 558 khu công nghiệp vào năm 2030), 5.000 điểm khai thác mỏ, 34 cảng biển, 22 sân bay (10 sân bay quốc tế) trên khắp cả nước chính là cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông tập trung cung cấp dịch vụ 5G, trong đó, Viettel xác định triển khai sớm nhất các giải pháp cung cấp hạ tầng kết nối, công nghệ thông tin trên công nghệ 5G.

Làm chủ công nghệ

Chiều 20/6 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao Chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R cho Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech). Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Thành Phúc (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định: Việc Viettel tự sản xuất thành công trạm gốc 5G không chỉ thể hiện tính tiên phong và năng lực vượt trội của Tập đoàn, mà còn là minh chứng cho khả năng tự chủ về công nghệ của đất nước.

Hiện Viettel đã và đang từng bước trở thành doanh nghiệp quan trọng trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G với khả năng cung cấp đầy đủ bộ giải pháp cho mạng 5G từ mạng lõi, mạng truyền dẫn và mạng truy nhập vô tuyến là trạm gốc 5G. Trước đó, nhà mạng này đã triển khai thành công trên mạng lưới khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G sử dụng chipset ASIC của Qualcomm theo tiêu chuẩn Open RAN đầu tiên trên thế giới. Đây là bước đột phá lớn, mở ra cơ hội thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trong nước.

Là doanh nghiệp chưa sở hữu băng tần dành cho mạng 5G, nhưng MobiFone cũng đã triển khai thử nghiệm 5G. Theo đó, MobiFone dự kiến sẽ phát sóng mới 1.000 trạm 5G, nâng cấp mạng lõi để truyền tải, truyền dẫn sẵn sàng cho kinh doanh 5G. Nhà mạng này cũng đề ra kế hoạch phát triển hệ sinh thái giải pháp và dịch vụ số trên nền tảng mạng 5G, hướng tới các dịch vụ cho tốc độ dữ liệu cao.

Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Tô Dũng Thái cho biết, sau khi được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 5G, VNPT đã lên kế hoạch triển khai 5G trên toàn quốc, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng mạng 5G theo hướng nâng cao trải nghiệm của người dùng, đem đến tốc độ cao, dung lượng lớn, độ trễ thấp nhất mà vẫn tối ưu hóa chi phí nguồn vốn đầu tư.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Yêu cầu sớm đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện

Bộ TT&TT được yêu cầu, trước ngày 30/11, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực trạng, đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện tại các thôn, bản.
23/11/2024

Góp ý xây dựng dự thảo các nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Ngày 7/11, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố.
08/11/2024

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Trách nhiệm và bản lĩnh nhà báo

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, làm gì để bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của không gian mạng là vấn đề của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông.
04/11/2024

Hàng nghìn tên miền '.vn' bị dùng để lừa đảo

Trong hơn 12.000 tên miền bị lạm dụng cho hành vi vi phạm pháp luật có 19% là tên miền ".vn", như để lừa tải app dịch vụ công giả mạo.
25/10/2024

Quận ủy Hồng Bàng: Ra mắt “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng”

Chiều 14/10, Quận ủy Hồng Bàng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2024 và ra mắt “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của Đảng bộ quận Hồng Bàng” trên Cổng Thông tin điện tử quận. Đồng chí Lê Ngọc Trữ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đình Chuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
24/10/2024

Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025

Trong hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025, Bộ TT&TT một lần nữa nhấn mạnh quan điểm: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu của chuyển đổi số.
21/09/2024

Toàn văn bài viết về Chuyển đổi số của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết về Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
04/09/2024

Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức

Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
29/08/2024

Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam lập Khoa Trí tuệ nhân tạo

Với lợi thế 27 năm đào tạo công nghệ bậc đại học và sau đại học, việc thành lập Khoa Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về AI.
28/08/2024

EtaxMobile phiên bản mới: Hỗ trợ người nộp thuế dễ dàng hơn

EtaxMobile nâng cấp với giao diện thân thiện, chức năng mới và tiện ích hơn, giúp người nộp thuế quản lý và thực hiện nghĩa vụ thuế một cách dễ dàng.
24/08/2024

Những cống hiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học uy tín, được cả nước và quốc tế biết đến, với những công trình nghiên cứu quan trọng về nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa gạo và phát triển cây trồng.
20/08/2024

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực trình độ làm việc của cán bộ, công chức, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
16/08/2024