Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 93 nghìn tỷ đồng qua thanh tra

Sáng 11/7, Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của ngành. Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Trình bày báo cáo sơ kết, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 3.910 cuộc thanh tra hành chính và 58.025 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế gần 93 nghìn tỷ đồng, 292,5ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi hơn 59 nghìn tỷ đồng và 24,9ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 33 nghìn tỷ đồng, 252,5ha đất; ban hành gần 50 nghìn quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 2.089 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 856 tập thể và 3.862 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 94 vụ, 73 đối tượng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, có hơn 163 nghìn lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2023), số người được tiếp là hơn 182 nghìn người (giảm 10,9%), có 1.378 đoàn đông người (giảm 23,7%).

Các cơ quan hành chính tiếp nhận hơn 231 nghìn đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đã xử lý gần 225 nghìn đơn, có gần 190 nghìn đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 84,4% tổng số đơn đã xử lý; qua xử lý có hơn 28 nghìn đơn khiếu nại, gần 22 nghìn đơn tố cáo, gần 140 nghìn đơn kiến nghị, phản ánh; có hơn 12 nghìn vụ việc khiếu nại, hơn 5 nghìn vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.

So với cùng kỳ năm 2023, số đơn các loại tăng 6,5%, đơn khiếu nại tăng 12,1%, đơn tố cáo tăng 9,8%, số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền tăng 8,7%, số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền tăng 23,6%.

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 78,9% vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 8,5 tỷ đồng, 0,27ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 25 tỷ đồng, 1,1ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 9 tổ chức, 259 cá nhân; kiến nghị xử lý 238 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 9 vụ, 6 đối tượng.

Về phát hiện tham nhũng, đã phát hiện 19 vụ việc (giảm 61,2%) với 29 người liên quan (giảm 59,7%), trong đó, qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 8 vụ, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện 7 vụ và qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 4 vụ.

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị, toàn ngành Thanh tra khẩn trương hoàn thành thanh tra chuyên đề diện rộng về công vụ và quy hoạch, xây dựng; báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra, nhất là về tiền, tài sản, đất đai và xử lý cán bộ vi phạm.

Đồng chí Đoàn Hồng Phong lưu ý, cần triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 và những quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và tăng cường phát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tập trung ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp trong thực thi công vụ.

Đồng chí đề nghị, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục làm tốt công tác tiếp công dân, chủ động nắm bắt tình hình khiếu kiện của công dân, tập trung giải quyết ngay từ cơ sở; tiếp tục quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, tồn đọng, phức tạp, kéo dài, nhất là các vụ việc liên quan đến đất nông, lâm trường.

Quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và các ban, bộ, ngành chức năng ở Trung ương trên tinh thần quyết tâm không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, trật tự, phục vụ tốt cho chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp, các sự kiện chính trị, văn hóa, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và từng địa phương.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm 'nóng' nghị trường chất vấn tại Quốc hội

Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
11/11/2024

Khởi tố vụ án tại Công ty vàng bạc SJC: Độc quyền vàng miếng thu tỷ USD, lãi bèo

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với 6 bị can bị buộc tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông lớn độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC hoạt động ra sao?
10/11/2024

“Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”

Đó là chủ đề ấn phẩm chuyên san Hồ sơ sự kiện số 530, phát hành ngày 10/11/2024, sẽ đăng tải chậm hơn trên chuyên trang điện tử Hồ sơ sự kiện (https://hssk.tapchicongsan.org.vn).
08/11/2024

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
06/11/2024

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024

Lý do chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết đang đánh giá tổng thể Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
25/08/2024