Đề xuất thí điểm 'thị thực vàng' hút tài năng công nghệ cao thế giới đến Đà Nẵng

Đại biểu Tạ Thị Yên đề xuất Quốc hội xem xét cho phép Đà Nẵng thí điểm chính sách “thị thực vàng” để góp phần thu hút tài năng công nghệ cao trên toàn thế giới đến với thành phố đáng sống này.

Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Đẩy nhanh quá trình phát triển và áp dụng công nghệ vào đời sống 

Trao đổi với VietNamNet, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất nhiều ý kiến mới tập trung về chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ tại Đà Nẵng.

Theo bà Yên hiện nay, việc phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ cao là một vấn đề hệ trọng, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở các quốc gia khác trên thế giới.

Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên). Ảnh: Hoàng Hà
Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên). Ảnh: Hoàng Hà

“Qua nghiên cứu cho thấy một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng cơ chế “thị thực vàng” để thu hút nhân tài từ các ngành nghề đến với đất nước mình và góp phần giải quyết vấn đề nhân lực tay nghề cao”, nữ đại biểu tỉnh Điện Biên nói

Bà dẫn chứng gần đây nhất, vào đầu tháng 5 vừa qua, Chính phủ Thái Lan vừa phê duyệt loại thị thực đặc biệt dành cho các chuyên gia làm việc tại Hành lang Kinh tế phía Đông của Thái Lan.

Loại thị thực đặc biệt này có giá trị trong 10 năm, cho phép người sở hữu xuất, nhập cảnh Thái Lan nhiều lần. Ngoài ra, các chuyên gia cư trú và làm việc tại Hành lang Kinh tế phía Đông còn được hưởng mức thuế thu nhập cá nhân đặc biệt.

Hiện nay, dự thảo nghị quyết đã bao gồm các chính sách đặc thù về việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, cũng như thí điểm các chính sách ưu đãi về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Từ đó, đại biểu đề xuất việc chỉnh lý dự thảo nghị quyết, xem xét thí điểm chính sách “thị thực vàng” và việc ưu đãi thuế thu nhập đối với những cá nhân nước ngoài có chức vị, học vấn cao sinh sống, làm việc trong Khu thương mại tự do Đà Nẵng, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, không gian đổi mới sáng tạo do ngân sách thành phố đầu tư.

“Việc này sẽ góp phần thu hút tài năng công nghệ cao trên toàn thế giới đến với Đà Nẵng, đẩy nhanh quá trình phát triển và áp dụng công nghệ vào đời sống trên địa bàn thành phố, cũng như trên cả nước”, bà Yên phân tích.

Theo đại biểu Tạ Thị Yên, đây cũng là những cách thiết thực để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đưa Đà Nẵng thành trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Thu hút chuyên gia đầu ngành đến Đà Nẵng

Tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có 76 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến với không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trí tuệ, trách nhiệm.

Hầu hết các ý kiến tán thành với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Trong đó có một số ý kiến cũng đề nghị Quốc hội cho phép thí điểm chính sách "thị thực vàng" đối với thành phố Đà Nẵng. Điều này có nghĩa là cho phép quyền cư trú và làm việc hợp pháp đến 5 năm cho chuyên gia và gia đình họ để thu hút chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư chiến lược hay doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mới nổi.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị bổ sung thêm một số chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược như: Tăng thời gian cư trú, miễn visa nhập cảnh.

Nhiều ý kiến cũng nhất trí với dự thảo nghị quyết về thí điểm quyết định mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, người tài năng của thành phố. Chính sách này sẽ tạo điều kiện cho thành phố thu hút thêm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường. Ảnh: QH
Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường. Ảnh: QH

Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường cho biết, một trong những mong muốn vượt trội của thành phố là hình thành, phát triển công nghiệp bán dẫn

Để phát triển ngành này, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định nên cần thu hút chuyên gia đầu ngành trong nước và trên thế giới đến Việt Nam và Đà Nẵng nghiên cứu, giảng dạy và khởi nghiệp.

Hiện Chính phủ đang xây dựng đề án đào tạo 50.000-100.000 nhân lực cho phát triển ngành bán dẫn. Đà Nẵng cũng đang xây dựng chính sách với một số cơ chế mang tính chất đặc thù để phát triển công nghiệp chất bán dẫn, trong đó tập trung vào việc thiết kế, kiểm thử, đóng gói. Đây những khâu hết sức quan trọng của ngành công nghiệp này.

Bên cạnh đó, việc sản xuất chip bán dẫn cũng là một trong những yếu tố được quan tâm nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

Công nghệ chip bán dẫn vi mạch và trí tuệ nhân tạo đều là lĩnh vực mới và khó, nhiều nước và khu vực có nền công nghiệp phát triển trên thế giới như: Mỹ, EU đều thận trọng và phải dựa trên sự phát triển của công nghiệp này để ban hành các khung pháp lý.

Ở Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử, thiết kế, thiết lập và chia sẻ dữ liệu, các khung thể chế thử nghiệm.

Bộ Thông tin Truyền thông đã dự thảo các quy định này và khuôn khổ pháp lý cho chip bán dẫn, vi mạch tại dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số dự kiến sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

OpenAI ra mắt mô hình AI mới GPT-4o mini

Theo OpenAI, mô hình mới này vượt trội hơn GPT-4 về các tùy chọn trò chuyện (chat preferences) và tiết kiệm chi phí tới 60% so với mô hình GPT-3.5 Turbo.
19/07/2024

Tắt sóng 2G, hàng triệu người dân Việt Nam có được hỗ trợ "lên đời" smartphone?

Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng.

19/07/2024

Đề xuất thành lập Liên minh ứng phó sự cố và dịch vụ an ninh mạng

Tại hội thảo An ninh dữ liệu trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức chiều 16/7, Thượng tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an đã đề xuất thành lập Liên minh ứng phó sự cố và dịch vụ an ninh mạng.
17/07/2024

Kiến nghị tài khoản mạng xã hội định danh mới được bình luận

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đề nghị cần có quy định tài khoản mạng xã hội đã được định danh mới được bình luận nhằm chống tin giả, xấu độc.
16/07/2024

Thị trường smartphone toàn cầu tiếp đà phục hồi trong quý 2/2024

Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu cho thấy đà phục hồi tích cực khi tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quý 2/2024.
16/07/2024

Chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu

Ngày 16/7, tại thành phố Hạ Long, (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh tổ chức.
16/07/2024

Sở Khoa học - Công nghệ Lào Cai lên tiếng về loạt sáng kiến toàn đứng tên các lãnh đạo

Ông Bùi Khắc Hiền - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tỉnh Lào Cai cho rằng, việc đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến không hướng đến các lãnh đạo hay riêng lĩnh vực nào.
13/07/2024

Xác thực sinh trắc học trong thanh toán trực tuyến: Những con số biết nói

Hai tuần sau ngày triển khai “Chiến dịch 2345”, cụm từ mà Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã sử dụng để gọi về đợt cao điểm triển khai thực hiện các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, hãy cùng nhìn lại Chiến dịch ấy.
13/07/2024

Tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách cho chuyển đổi số

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 “quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước”.
12/07/2024

Đang trực tiếp, sự kiện Unpacked của Samsung bị cảnh báo dùng phần mềm lậu

Màn hình truyền hình trực tiếp trên kênh YouTube của Samsung bất ngờ hiện thông báo khóa bộ ứng dụng Adobe vì phát hiện phần mềm lậu, gây gián đoạn cho người xem.
11/07/2024

Một số điện thoại Vivo bị nghi gây hỏng chip trong CCCD

Một số người dùng phản ánh CCCD bị lỗi chip sau khi quét NFC trên smartphone của Vivo, đại diện hãng cho biết đang xác minh thông tin.
08/07/2024

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sinh trắc học không phải an toàn tuyệt đối

Trả lời câu hỏi giải pháp sinh trắc học có an toàn tuyệt đối không, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho rằng tất cả các giải pháp không có gì an toàn tuyệt đối.
07/07/2024