Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (Luật hiện hành NSTW hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (Luật hiện hành NSĐP hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về "Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp" như sau: 

Về phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP): Đối với nhóm các khoản thu NSTW và NSĐP hưởng 100% cơ bản giữ như quy định hiện hành; tuy nhiên dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (Luật hiện hành NSTW hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (Luật hiện hành NSĐP hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP.

Đồng thời, quy định cụ thể ngay trong Luật tỷ lệ phân từng khoản thu phân chia giữa NSTW với NSĐP cho từng nhóm địa phương theo đúng Kết luận số 93 của Bộ Chính trị (phương án đề xuất này là trên cơ sở đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay - Tỷ lệ phân chia các khoản thu này sẽ được Bộ Tài chính xác định lại theo đơn vị hành chính cấp tỉnh Quốc hội quyết định đảm bảo phù hợp mục tiêu tăng cường phân cấp, phân quyền, tự chủ nguồn lực và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương).

Đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, thúc đẩy vai trò chủ đạo của NSTW, tính chủ động của NSĐP.

Riêng đối với thuế giá trị gia tăng, sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện phân chia NSTW 70%, NSĐP 30%, việc phân chia cho từng địa phương được thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chí do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hằng năm.

Trong tổ chức thực hiện, trường hợp NSTW giảm vai trò chủ đạo hoặc có biến động lớn về thu, chi NSNN giữa các địa phương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia nên trên cho phù hợp.

Lý do, cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật NSNN dẫn đến vai trò chủ đạo của NSTW có xu hướng giảm (thu NSTW trong tổng thu NSNN năm 2000 mức 75%, năm 2011 mức 61,8%, đến năm 2020 là 52,2% và đến năm 2024 chỉ còn là 51%), trong khi tỷ trọng thu NSĐP ngày càng tăng theo quy mô tăng thu hằng năm theo Kết luận số 93-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ NSNN để đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và chủ động của NSĐP, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao: "Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch".

Phân cấp nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP

Về phân cấp nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP, Bộ Tài chính cho biết, các quy định dự thảo đề xuất cơ bản kế thừa quy định của Luật NSNN hiện hành, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung phạm vi lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để thể chế hóa Nghị quyết số 97- NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Về nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ giữa ngân sách các cấp ở địa phương, đề xuất sửa đổi theo hướng bỏ quy định nguyên tắc khi Hội đồng nhân dân phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương cho cấp huyện và cấp xã, để trao quyền chủ động cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Luật sửa đổi: "Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, bao gồm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách từng cấp ở địa phương phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng, từng địa phương.".

Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung này nhằm trao quyền chủ động cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phù hợp định hướng bỏ cấp huyện theo Kết luận số 127- KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Về "Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương", dự thảo đề xuất bỏ quy định: "Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương".

Theo Bộ Tài chính, đề xuất bỏ quy định trên để đảm bảo phù hợp với định hướng là phân cấp cho địa phương thầm quyền cũng như thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, các cơ quan trung ương hạn chế thực hiện đầu tư dự án; khi đó, NSTW sẽ hỗ trợ địa phương thực hiện các chương trình, dự án.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất thí điểm giao quyền địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất giao quyền cho các địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (NƠXH), ưu tiên doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực tài chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.
03/04/2025

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ thông tin khiến thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, pháp luật về lĩnh vực này chưa theo kịp thực tiễn đã tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Do vậy, kịp thời hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
14/03/2025

Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tương xứng với tính chất đột phá chiến lược của công tác xây dựng thể chế

Ngày 11/3/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
12/03/2025

Đề xuất bỏ quy định 'đơn thuốc chỉ có giá trị trong 5 ngày'

Bộ Y tế đề xuất người kê đơn có trách nhiệm khuyến cáo người bệnh về thời hạn mua, lĩnh thuốc, thay vì quy định thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày kê như hiện hành.
05/03/2025

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân trên ứng dụng VNeID

Từ thực tiễn có thể khẳng định, hệ thống chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp trong giai đoạn 2009 - 2025 không ngừng được phát triển, hoàn thiện, tạo căn cứ để nâng cao chất lượng dữ liệu lý lịch tư pháp, góp phần làm giàu kho tài nguyên của quốc gia; đồng thời, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
05/03/2025

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
28/02/2025

Nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp

Kết luận số 126 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới là tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh, thành. Nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp.
28/02/2025

Đề xuất lộ trình thu bảo hiểm bắt buộc với chủ hộ kinh doanh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất đưa chủ hộ của hộ kinh doanh vào diện đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng theo lộ trình từng nhóm từ tháng 7/2025 đến tháng 7/2029.
25/02/2025

Đề xuất chưa xử phạt tài xế qua kiểm tra thiết bị giám sát hành trình

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị chưa xử phạt từ khai thác dữ liệu do thiết bị giám sát hành trình cung cấp đối với tài xế vượt quá thời gian lái xe quy định.
20/02/2025

Đề xuất bỏ đánh thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế tài sản

Tỉnh Ninh Thuận đề nghị bỏ thuế với tài sản thừa kế bởi việc này không hợp lý, dễ gây khó cho người dân.
17/02/2025

Đề xuất miễn trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

Chính phủ đề xuất, người đứng đầu cơ quan, cán bộ, công chức tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu xảy ra các tác động tiêu cực.
15/02/2025

Tọa đàm khoa học: Chính sách của Việt Nam về tiền điện tử và sự minh bạch của dự án gây nhiều tranh cãi Pi Network

Trước thềm sự kiện Pi Network thông báo bước vào giai đoạn Open Network vào ngày 20/02/2025 sắp tới, một tọa đàm khoa học quy mô lớn sẽ được tổ chức nhằm mang đến những góc nhìn chuyên sâu về tiền mã hóa và những câu hỏi về Pi Network trong hệ sinh thái blockchain.
13/02/2025