Chính phủ họp chuyên đề pháp luật lần thứ 26 trong nhiệm kỳ

Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 là phiên họp thứ 4 của năm 2024, và là phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ. Chính phủ trong phiên họp này sẽ xem xét, thông qua đối với 2 nội dung quan trọng.

Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.

Tại phiên họp này, Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về: Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2023.

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 11/4 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 11/4 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Trong đó, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) cần quyết nghị để sớm trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2023 cũng cần sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để phân bổ, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận và xin ý kiến Chính phủ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được xác định. Chính phủ cũng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm.

Vì lẽ đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã dành rất nhiều thời gian cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức 25 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Chính phủ đã cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật và những nội dung liên quan để trình các cấp có thẩm quyền; ban hành hàng trăm nghị định, chỉ đạo ban hành thông tư hướng dẫn thi hành các luật.

Thủ tướng nhấn mạnh đây là những nội dung quan trọng, cấp bách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, do nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng chưa có quy định, hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).

Công việc này cũng nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới (như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xuất nhập cảnh, các luật liên quan chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…).

Trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục quan tâm bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi và có chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật.

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Công an dự kiến bằng lái có 12 điểm, bị trừ hết điểm phải thi lại

Theo dự thảo, nếu bằng lái bị trừ hết điểm (12 điểm), tài xế phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do cảnh sát giao thông tổ chức.
29/04/2024

“Nóng” chuyện quảng cáo màn hình LED liên quan đến an ninh quốc gia

Quảng cáo màn hình LED thực hiện online nhưng xảy ra tình trạng có nội dung nhạy cảm, tác động đến xã hội hay an ninh quốc gia thì phải giải quyết thế nào?
27/04/2024

Bộ trưởng Công Thương: Mua 0 đồng điện mặt trời mái nhà để ngăn trục lợi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói việc mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa giá 0 đồng "là phù hợp" để ngăn hiện tượng trục lợi chính sách.
26/04/2024

Chủ tịch Quốc hội: Bổ sung quy định cấm để tránh gian lận thuế VAT

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị bổ sung quy định các hành vi bị cấm và các chế tài liên quan để tránh gian lận thuế VAT.
26/04/2024

Tổng Thư ký Quốc hội: Phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định pháp luật

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, có thể tạo ra kẽ hở trong công tác quản lý.
23/04/2024

Đề xuất dùng ngân sách hỗ trợ giữ đất trồng lúa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tăng nhiều mức tiền hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, hạn chế chuyển đổi.
17/04/2024

Quốc hội sắp xem xét kết quả giám sát gói phục hồi kinh tế - xã hội

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Nghị quyết 43 là gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp. Kết quả giám sát tối cao này dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
15/04/2024

Những trường hợp về hưu trước tuổi không bị trừ lương hưu

Một số trường hợp được nghỉ hưu sớm nhưng không bị khấu trừ tỷ lệ hưởng lương hưu 2% cho mỗi năm nghỉ trước tuổi.
15/04/2024

Bộ Tư pháp: Cần sớm có quy định quản lý tài sản ảo, tiền ảo

Bộ Tư pháp cho rằng cần sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý tài sản ảo, tiền ảo; có quy định cấm các hành vi mang tính rủi ro, lợi dụng chiếm đoạt tiền ảo, tài sản ảo.
13/04/2024

Bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7

Lương cao nhất của giáo viên hiện nay là hơn 12 triệu đồng/tháng. Từ 1/7 thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số như hiện nay.
11/04/2024

Hôm nay Chính phủ họp bàn giải pháp quản lý thị trường vàng

Hôm nay 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì cuộc họp bàn về các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng.
10/04/2024

Chính phủ yêu cầu sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu NHNN khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.
09/04/2024