Chi tiết mức án 50 bị cáo vụ FLC

Sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội tuyên phạt 50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Chiều 5/8, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. 

Các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, 3 năm tù vì tội Thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 21 năm tù.

Trịnh Thị Minh Huế, cựu cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột của Trịnh Văn Quyết), 30 tháng tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 11 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 14 năm tù.

Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết), 8 năm tù vì tội Thao túng thị trường chứng khoán và 2 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 8 năm tù.

Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC, 2 năm tù vì Thao túng thị trường chứng khoán và 6 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 8 năm 6 tháng tù.

Trịnh Văn Đại, cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (anh họ Quyết), 1 năm tù vì Thao túng thị trường chứng khoán và 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 11 năm tù.

Nguyễn Văn Mạnh, cựu Trưởng nhóm vật tư phòng mua sắm Công ty FLC Land (em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga), 1 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 5 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 6 năm tù.

Trịnh Tuân, cựu Giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết), 18 tháng tù vì tội Thao túng thị trường chứng khoán và 5 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 6 năm tù.

Nguyễn Thị Hồng Dung (vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết), 18 tháng tù vì tội Thao túng thị trường chứng khoán và 30 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 48 tháng tù.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết lĩnh 21 năm tù.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết lĩnh 21 năm tù.

Tội Thao túng thị trường chứng khoán:

Nguyễn Quỳnh Anh, cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS, 24 tháng tù.

Chu Tiến Vượng, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS, 24 tháng tù.

Nguyễn Thị Thanh Phương, cựu Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS, 20 tháng tù.

Bùi Ngọc Tú, cựu Phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS, 20 tháng tù.

Nguyễn Thị Thu Thơm, cựu Phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS, 20 tháng tù.

Quách Thị Xuân Thu, cựu Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS, 16 tháng tù.

Trần Thị Lan, cựu Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS, 16 tháng tù.

Trịnh Văn Nam, cựu nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt (cháu họ ông Quyết, con trai bị cáo Trịnh Văn Đại), 15 tháng tù treo.

Trịnh Thị Thanh Huyền, cựu nhân viên Công ty FLC Homes (chị họ ông Quyết), 15 tháng tù treo.

Nguyễn Thị Nga, cựu nhân viên Ban kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết), 15 tháng tù treo.

Hoàng Thị Huệ, cựu nhân viên Công ty CP Thương mại và dịch vụ số FLC (cháu họ ông Quyết), 15 tháng tù treo.

Đỗ Thị Huyền Trang, cựu Phó phòng kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết), 15 tháng tù treo.

Nguyễn Quang Trung, lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành (em rể ông Quyết), 15 tháng tù treo.

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Đỗ Như Tuấn, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros, 7 năm tù.

Đỗ Quang Lâm, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros, 6 năm tù.

Nguyễn Văn Thanh, cựu Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dựng Faros, 7 năm tù.

Đàm Mai Hương, cựu Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros, 3 năm tù.

Nguyễn Bình Phương, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros, 5 năm tù.

Hoàng Thị Thu Hà, Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land (em họ ông Quyết), 7 năm 6 tháng tù.

Nguyễn Tiến Dũng, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros (bạn ông Quyết), 5 năm tù.

Lê Thành Vinh, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, 3 năm tù.

Nguyễn Thanh Bình, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty RTS (bạn cùng quê ông Quyết), 6 năm tù.

Lê Tân Sơn, cựu Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, 3 năm tù.

Trần Thế Anh, cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, 3 năm tù.

Đặng Thị Hồng, cựu Phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC, 30 tháng tù treo.

Lê Văn Sắc, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty FLC Land, 30 tháng tù treo.

Trương Văn Tài, cựu nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho ông Quyết), 30 tháng tù treo.

Nguyễn Minh Điểm, cựu nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS, 24 tháng tù treo. 

Trịnh Thị Út Xuân, cựu nhân viên Công ty dịch vụ số FLC, 30 tháng tù treo.

Phạm Thanh Hương, cựu Kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin, 30 tháng tù treo. 

Phạm Thị Hải Ninh, cựu Phó ban đầu tư Tập đoàn FLC, 30 tháng tù treo.

Nguyễn Thiện Phú, cựu Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros, 5 năm tù. 

Nguyễn Ngọc Tỉnh, cựu Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội, 6 năm. 

Lê Văn Tuấn, cựu Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, 5 năm 6 tháng tù.

Trần Thị Hạnh, cựu Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP, 4 năm tù.

Tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, 6 năm 6 tháng tù.

Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, 5 năm tù.

Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, 5 năm 6 tháng tù.

Lê Thị Tuyết Hằng, cựu Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, 30 tháng tù treo.

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán:

Lê Công Điền, cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 36 tháng tù. 

Dương Văn Thanh, cựu Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, 24 tháng tù treo.

Phạm Trung Minh, cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, 18 tháng tù treo.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX thấy Công ty Faros vẫn hoạt động, cổ phiếu ROS dù bị cấm giao dịch trên sàn nhưng vẫn có giá trị. Thiệt hại của các nhà đầu tư là ở phần Trịnh Văn Quyết nâng khống, hơn 54%. Nếu mỗi cổ phiếu giá 10.000 đồng, Trịnh Văn Quyết cần bồi thường hơn 5.400 đồng/ cổ phiếu. Chủ tọa cũng cho hay đã trình chiếu danh sách bị hại và số tiền được bồi thường.

Đến nay, bị cáo Quyết cùng đồng phạm đã nộp hơn 260 tỷ đồng khắc phục hậu quả và tòa tuyên tiếp tục giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án. Bị cáo Quyết và các em gái cần tiếp tục nộp thêm đủ số khắc phục hậu quả; những bị cáo không hưởng lợi không phải bồi thường.

Về hình sự, tòa sơ thẩm ghi nhận các bị cáo trong vụ án đều thành khẩn khai báo hoặc hợp tác trong quá trình điều tra… Đặc biệt, trong vụ án, ngoài 3 anh em ruột Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, còn nhiều bị cáo có quan hệ anh em ruột, bố con, vợ chồng. Có đến 11 bị cáo có quan hệ họ hàng với nhau nên HĐXX ghi nhận khi lượng hình.

Trong diễn biến khác, trước ngày tòa tuyên án, các chủ sở hữu FLC Hạ Long đã có đơn gửi cơ quan xét xử liên quan tới xác minh tài sản để khắc phục thiệt hại.

Theo đó, hơn 120 người chủ sở hữu FLC Hạ Long có đơn gửi tòa. Họ cho rằng, họ đã mua căn hộ FLC Grand hotel Hạ Long do Tập đoàn FLC mở bán, sau đó Công ty FLC Hạ Long thuê lại. Vì Công ty FLC Hạ Long phá vỡ cam kết hợp đồng, không trả tiền thuê căn hộ nên những người này đã kiện ra TAND TP Hạ Long và TAND tỉnh Quảng Ninh từ năm 2022 tới nay.

Những người có đơn cho rằng, việc bị cáo Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản gần 5.000 tỷ đồng, trong đó tính cả các căn hộ FLC Grandhotel Hạ Long đã bán cho khách hàng là xâm phạm quyền lợi của chủ sở hữu.

Những người này kiến nghị xem xét xác minh lại tài sản của bị cáo Trịnh Văn Quyết, phân định rạch ròi tài sản thuộc công ty, tài sản nào đã bán để tránh xung đột lợi ích của các nạn nhân và bị hại trong vụ án khác.

Những người này kiến nghị xử lý nghiêm khắc các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Theo VTCNews Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bị 'ngâm' tiền thuê quảng cáo, loạt chung cư ở TPHCM kiện đối tác ra tòa

Các đơn vị quản lý, Ban quản trị (BQT) các chung cư ở TPHCM đã khởi kiện đơn vị “chây ỳ” tiền thuê vị trí quảng cáo là Công ty CP Truyền thông tập trung Mặt Trời vàng.
23/11/2024

Đề xuất sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số dự kiến phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản thu phát sinh tại Việt Nam, theo tờ trình của Chính phủ.
22/11/2024

Quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm 'nóng' nghị trường chất vấn tại Quốc hội

Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
11/11/2024

Khởi tố vụ án tại Công ty vàng bạc SJC: Độc quyền vàng miếng thu tỷ USD, lãi bèo

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với 6 bị can bị buộc tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông lớn độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC hoạt động ra sao?
10/11/2024

“Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”

Đó là chủ đề ấn phẩm chuyên san Hồ sơ sự kiện số 530, phát hành ngày 10/11/2024, sẽ đăng tải chậm hơn trên chuyên trang điện tử Hồ sơ sự kiện (https://hssk.tapchicongsan.org.vn).
08/11/2024

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
06/11/2024

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024