Chặn 'bán lúa non', huy động vốn khi chưa xong pháp lý dự án bất động sản

Loạt quy định mới trong các luật sắp có hiệu lực sẽ chặn đứng tình trạng chưa hoàn tất pháp lý đã mở bán dự án, huy động vốn của khách hàng.

Các luật mới sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục phát triển dự án bất động sản, giúp chủ đầu tư tăng nguồn cung nhà ở - Ảnh: NGỌC HIỂN
Các luật mới sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục phát triển dự án bất động sản, giúp chủ đầu tư tăng nguồn cung nhà ở - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tại tọa đàm "Pháp lý và thị trường bất động sản trong chu kỳ mới" do CLB Bất động sản TP.HCM (HREC) tổ chức ngày 30-5, ông Huỳnh Thanh Khiết - phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM - cho hay các luật mới sẽ rút ngắn thời gian thực hiện các dự án nhà ở, giúp tăng nguồn cung các sản phẩm bất động sản.

Thủ tục dự án bất động sản 600 ngày sẽ giảm còn 160-300 ngày

Ông Huỳnh Thanh Khiết cho biết Luật Nhà ở 2023 đã quy định rõ các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc xây dựng dự án, đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về nhà ở...

Theo ông Khiết, việc bổ sung quy định sẽ giúp minh bạch về trình tự, thủ tục dự án bất động sản, giúp tăng nguồn cung nhà ở cho người dân trong thời gian tới.

Ông Khiết cho biết với quy định hiện nay, thủ tục để triển khai dự án nhà ở phải mất đến 600 ngày mới xong, có những chủ đầu tư mất nhiều năm mới xong thủ tục khiến chi phí tăng, giá nhà đội lên. "Khi Luật Nhà ởLuật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực thì thời gian làm thủ tục sẽ được rút gọn xuống còn 160-300 ngày", ông Khiết nói.

Còn với nhà ở xã hội, ông Khiết cho hay luật cũ quy định chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất nhưng phải xác định giá đất, sau đó mới đề nghị miễn khoản tiền này. 

Còn luật mới lại quy định chủ đầu tư nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không phải thực hiện thủ tục xác định số tiền được miễn và cũng không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn khoản tiền này. Điều này sẽ giúp các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phát triển dự án nhanh hơn, giúp tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Hết thời bán lúa non

Ông Huỳnh Thanh Khiết (bìa phải) chia sẻ về những điểm mới của các luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản - Ảnh: HREC
Ông Huỳnh Thanh Khiết (bìa phải) chia sẻ về những điểm mới của các luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản - Ảnh: HREC

Liên quan đến các quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, ông Khiết cho biết nếu như luật cũ không có giới hạn số tiền đặt cọc khi ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, thì luật mới quy định chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán khi công trình đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh.

Trong đó, thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở. Theo ông Khiết, quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tránh tình trạng mới phát triển dự án đã nhận booking, hứa mua hứa bán hoặc nhận đặt cọc với số tiền lớn, gây ra nhiều hệ lụy khi dự án không thực hiện như cam kết.

Một vấn đề được nhiều chủ đầu tư quan tâm đó là Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không quy định rõ ràng về việc chủ đầu tư phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất,  dẫn chiếu sang quy định tại Luật Đất đai 2013. 

Thế nhưng, luật mới lại ràng buộc chủ đầu tư nhiều điều kiện, trong đó có điều kiện "chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước" trước khi đưa vào kinh doanh.

"Điều này nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất với Nhà nước mà đã huy động vốn toàn bộ dự án", ông Khiết nói.

Đối với quy định bảo lãnh của ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, ông Khiết cho hay luật mới vẫn yêu cầu chủ đầu tư trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, khách hàng được quyền lựa chọn có hoặc không có bảo lãnh khi ký hợp đồng mua bán.

Hạn chế tranh chấp liên quan đến pháp lý bất động sản

Luật sư Châu Việt Bắc - phó tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết tỉ lệ tranh chấp liên quan đến bất động sản luôn ở mức cao.

Theo ông, các dạng tranh chấp phổ biến về bất động sản trong thời gian qua là tranh chấp về mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi chưa đủ điều kiện kinh doanh. Thứ hai, tranh chấp hợp đồng đặt cọc trong mua bán bất động sản. Thứ ba, tranh chấp về hợp tác kinh doanh bất động sản...

Theo ông Bắc, việc Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đã quy định chặt chẽ hơn việc công khai thông tin bất động sản đưa vào kinh doanh và bổ sung các hành vi bị cấm sẽ giúp hạn chế các nhầm lẫn, tranh chấp như thời gian qua liên quan đến tính pháp lý của các dự án bất động sản.

Đồng thời, việc chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn cũng sẽ hạn chế được rủi ro, mâu thuẫn phát sinh.

Theo Tuổi Trẻ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024

Lý do chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết đang đánh giá tổng thể Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
25/08/2024

154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra vẫn chờ bổ sung quy hoạch

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Công Thương rà soát danh sách dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển sang, trước khi đề xuất cập nhật vào quy hoạch.
23/08/2024

Bộ trưởng Công Thương: Giá điện bậc thang được đề xuất giảm xuống 5 bậc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ hôm nay (21/8) cơ cấu biểu giá điện đã được đề xuất giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó bậc 1 nâng từ 0-50kWh lên 0-100 kWh.
21/08/2024

"Phát triển du lịch đêm: Không làm thì thiếu, làm lại thừa"

Thừa nhận thực trạng bất cập trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, còn Bộ đã có Đề án.
21/08/2024

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Nhà nước chỉ nên độc quyền 'mức độ nào đó' về truyền tải điện

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng Nhà nước nên "mở hơn nữa" trong truyền tải điện và chỉ độc quyền với đầu tư hệ thống cao áp, siêu cao áp.
20/08/2024