Cần quy định cụ thể về quản lý thuốc lá điện tử

Nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam; sử dụng hương liệu, nguyên liệu, hóa chất, đe dọa những nỗ lực phòng chống tác hại của thuốc lá ở nước ta.

Ảnh minh họa.
Nhãn

Thuốc lá điện tử dùng dung dịch chứa nicotine và được làm nóng bằng pin. Còn thuốc lá làm nóng dùng pin làm nóng thanh kim loại để nung nóng sợi thuốc. Nếu như sản phẩm thuốc lá truyền thống có tác hại lâu dài thì các sản phẩm thuốc lá mới này gây nguy hại cả dài hạn và ngắn hạn.

Theo các chuyên gia về y tế, hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử cao hơn nhiều lần so với thuốc lá thông thường. Đây là chất độc, khả năng gây nghiện cao. Thuốc lá điện tử chứa các hóa chất nhân tạo tổng hợp và liên tục thay đổi, làm phát sinh hàng loạt bệnh ngộ độc mới, thậm chí y học chưa biết. Bên cạnh đó, nó còn là nơi “núp bóng” của ma túy thế hệ mới, cần sa tổng hợp.

Điều đáng lo ngại hơn cả là sự gia tăng số lượng người trẻ tìm đến các sản phẩm này. Điều tra của Bộ Y tế và kết quả nghiên cứu sơ bộ thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng trong học sinh tại 11 tỉnh, thành phố năm 2023 cho thấy, tỷ lệ sử dụng trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nữ giới nhóm tuổi 11-18, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3%.

Cũng theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám, chữa bệnh, bao gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử. Những con số thống kê có thể chưa đầy đủ nhưng đã cho thấy sự nguy hại cũng như nguy cơ ảnh hưởng của thuốc lá thế hệ mới tới thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.

Thời gian qua, vấn đề thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng nhận được sự quan tâm của xã hội và tất cả các cấp, ngành. Vừa qua, phiên giải trình quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng của Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng nhận được sự quan tâm của dư luận, giới khoa học và cơ quan quản lý.

Cấm hay thí điểm, là vấn đề được đặt ra. Cả Bộ Công thương và Bộ Y tế đều đã đưa ra những lý lẽ của mình trong việc muốn cấm hay thí điểm. Thí điểm việc sản xuất, nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng là bởi hiện còn một khoảng trống pháp lý trong việc quản lý sản phẩm mới này.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa có quy định điều chỉnh, đề cập cụ thể cũng như định nghĩa đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới chỉ có quy định về thuốc lá điếu. Bên cạnh đó, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa nằm trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh của Luật Đầu tư. Do chưa được quản lý, không có quy định cụ thể nên Bộ Công thương đã đề xuất đưa mặt hàng thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của Nghị định mới thay thế cho Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 về kinh doanh thuốc là để có hình thức quản lý phù hợp.

Nhưng cấm theo đề xuất của Bộ Y tế chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự đồng thuận. Cấm được dựa trên việc phải bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người dân. Cấm còn nhìn từ phương diện quốc tế, khi có khoảng 40 quốc gia đã cấm thuốc lá điện tử, 18 quốc gia cấm thuốc lá làm nóng, và chưa nước nào khẳng định quản lý thành công các sản phẩm nicotine và thuốc lá mới.

Nhìn nhận một cách thực tế, chúng ta chưa đủ điều kiện để có thể quản lý tốt vấn đề này. Nhưng quan trọng hơn là xây dựng một xã hội không khói thuốc. Cấm vì nó gây hại cho sức khỏe, cấm vì sự phồn vinh đất nước, giống nòi và tương lai của đất nước.

Trong khi chờ các quy định của pháp luật một cách cụ thể, các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt việc phòng chống buôn lậu bởi mặt hàng thuốc lá điện tử, hay thuốc lá làm nóng chưa được cấp phép. Đó là hàng lậu, hàng chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ cần phải xử lý nghiêm.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê được hưởng thuế ưu đãi 6%

HoREA kiến nghị mức thuế ưu đãi thu nhập với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê là 6%, thấp hơn 4% theo đề xuất của Bộ Tài chính.
17/09/2024

Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% tiền lương

Các cơ quan quản lý lao động tại TPHCM đề xuất nâng cao mức trợ cấp thất nghiệp và chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề, nhằm giúp họ nâng cao tay nghề, tìm việc làm mới.
15/09/2024

Tiếp tục đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Dự báo giá nhà khó giảm, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang.
15/09/2024

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024