Cấm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử: Cần quy định chặt chẽ trong luật

Luật Đầu tư, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đều là những cơ sở pháp lý để các Bộ ngành tham mưu cho Chính phủ trong việc đề xuất phương án kiểm soát thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT).

Theo đó, tại “Phiên giải trình trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của TLĐT, TLLN” ngày 4/5 vừa qua, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cùng một số đại biểu tham dự đã đặt ra vấn đề nếu buộc phải cấm TLĐT, TLLN thì phải sửa Luật Đầu tư, vì thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện được nêu rõ trong luật và hiệu lực cho đến hiện nay. Mặt khác, Hiến pháp cũng quy định về quyền con người, trong đó sử dụng các sản phẩm thuốc lá là một nhu cầu hợp pháp.

Nên nếu muốn cấm các sản phẩm này, sẽ phải bao gồm việc sửa đổi Luật PCTHTL, Luật Đầu tư. Theo nhận định của các đại biểu, đây là điều không dễ dàng trong khi nhu cầu kiểm soát TLLN, TLĐT đang trong tình trạng khẩn cấp.

Cần chứng minh rõ TLLN gây hại như thế nào?

Tại phiên giải trình trên, giải thích về bản chất của sản phẩm TLLN tương thích với định nghĩa của Luật PCTHTL, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nói: “TLLN chỉ thay đổi cách “đốt” thuốc lá (khác với thuốc lá điếu), nhưng vẫn có tính chất là sợi thuốc lá và các chất của thuốc lá, nên nó vẫn là thuộc khái niệm thuốc lá”. Còn TLĐT sử dụng dung dịch chứa nicotine.

Toàn cảnh phiên giải trình (Ảnh: Quốc hội)

Toàn cảnh phiên giải trình (Ảnh: Quốc hội)

Một trong những băn khoăn của nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham dự là TLLN và TLĐT có phải là sản phẩm thuốc lá không, và tại sao lại cấm? Cụ thể, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, Phó ban Công tác Dân nguyện thuộc UBTVQH cho rằng Bộ Y tế (BYT) cần làm rõ nguyên nhân tại sao lại có các ứng xử khác giữa TLLN, TLĐT so với thuốc lá truyền thống, dựa trên các bằng chứng khoa học.

Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư quy định: “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”. Còn tại Điều 6 của Luật Đầu tư quy định 08 ngành nghề bị cấm và 05 nhóm hàng hóa bị cấm kinh doanh. Trong cả hai danh mục bị cấm kinh doanh này đều không có thuốc lá, bao gồm cả TLLN và TLĐT.

Trên cơ sở đó, tại phiên giải trình, ở góc độ pháp lý, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm: “Trong Luật Đầu tư và Hiến pháp đã quy định, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Nếu là sản phẩm thuốc lá theo Luật PCTHTL thì đây là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nếu không là sản phẩm thuốc lá mà chúng ta muốn cấm, quan điểm của tôi là phải sửa Luật Đầu tư”.

Hiện một trong những nguyên nhân cho đề xuất cấm TLĐT, TLLN là do các sản phẩm này có chứa nicotine là chất gây nghiện, cùng một số chất độc hại khác có trong sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm trá hình chứa chất cấm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần đặt tính độc hại của sản phẩm dưới góc nhìn quản lý và sử dụng có định hướng, từ đó thẩm định mức độ độc hại đến đâu, và xác định đúng “thủ phạm” gây hại để đưa ra quy định kiểm soát thích hợp.

Trước đó, tại cuộc họp của Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội ngày 23/4 với các Bộ liên quan để làm rõ vướng mắc, bất cập trong chính sách pháp luật về phòng chống tác hại của TLĐT, TLLN, ông Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội đánh giá, nếu có báo cáo chứng minh các sản phẩm này có hại gấp nhiều lần thuốc lá điếu thì cần phải cấm ngay. Còn nếu chỉ là “có hại không kém gì thuốc lá điếu” có nghĩa là nhẹ hơn, thì không cấm được.

Quốc hội cần ban hành nghị quyết quản lý loại thuốc lá mới?

Cũng tại phiên giải trình 4/5, trước đề xuất cần cấm lưu hành cả TLLN lẫn TLĐT của BYT, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc nói: “Việc cấm liên quan đến hạn chế quyền công dân, do đó phải quy định bằng luật”.

Thay vào đó, Thứ trưởng Ngọc nêu quan điểm của Bộ KH-ĐT là "kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết quản lý loại thuốc lá mới như thuốc lá truyền thống.

Cần hành lang pháp lý để quản lý nghiêm thuốc lá mới, ngăn chặn giới trẻ sử dụng (Ảnh minh họa: Sức khỏe & Đời sống)

Cần hành lang pháp lý để quản lý nghiêm thuốc lá mới, ngăn chặn giới trẻ sử dụng (Ảnh minh họa: Sức khỏe & Đời sống)

Theo Thứ trưởng Ngọc, đề xuất trên sẽ mang đến 4 lợi ích: Một là, đạt được mục tiêu quản lý và PCTHTL. Hai là, tránh phân biệt đối xử (giữa các sản phẩm thuốc lá - PV). Ba là, không bị ảnh hưởng bởi cam kết quốc tế, vì cam kết quốc tế hiện nay chỉ hạn chế quyền phân phối thuốc lá xì gà của các nhà đầu tư nước ngoài mà không hạn chế sản xuất. Bốn là, giúp đồng bộ các quy định sẵn có của Luật Đầu tư và Luật PCTHTL, tránh trì hoãn thêm nhiều năm để sửa luật.

Kết luận Phiên giải trình ngày 4/5, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy Ban Xã hội kiến nghị: Trong năm 2024, Chính phủ chỉ đạo khảo sát, rà soát, đánh giá toàn diện về TLĐT, TLLN để làm cơ sở thống nhất quan điểm quản lý Nhà nước, và chỉ đạo xây dựng văn bản quản lý chặt chẽ. Kết luận này đã nhận được 100% sự đồng thuận từ đại diện tất cả Bộ, ngành tham dự.

Theo VOV Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Những điểm mới quan trọng trong dự thảo LUẬT NHÀ GIÁO

Quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo; nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt; giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; tăng đãi ngộ đối với nhà giáo;...là những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
20/11/2024

Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo

Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
20/11/2024

Hướng dẫn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
18/11/2024

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
17/11/2024

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
17/11/2024

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
17/11/2024

Đại biểu góp ý về tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhiều đại biểu Quốc hội góp ý về nâng tuổi nghỉ hưu (tuổi phục vụ tại ngũ) đối với sĩ quan quân đội.
11/11/2024

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho trẻ 16-18 tuổi

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề xuất trẻ 16-18 tuổi được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy.
05/11/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Phân quyền, hạn chế quy định phân cấp

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, hạn chế quy định phân cấp; quy định nhiệm vụ của UBND các cấp theo hướng giảm bớt nhiệm vụ của tập thể UBND, tăng cường nhiệm vụ của Chủ tịch UBND.
31/10/2024

Đề xuất mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
29/10/2024

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
29/10/2024