Áp mức thuế VAT 0% hay 5% đối với phân bón, cần phải cân nhắc thật kỹ

Thời gian qua, doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước phản ánh, do phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào, làm tăng giá phân bón mà còn khiến các doanh nghiệp phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so hàng nhập khẩu. Trước bất cập này, các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc dự thảo quy định áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với phân bón. Tuy nhiên, việc áp mức 0% hay 5% cần phải cân nhắc thật kỹ để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nông dân và doanh nghiệp.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Chiều 16/7, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Thuế giá trị gia tăng với ngành phân bón: Từ không chịu thuế sang thuế suất 5%” nhằm ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý góp ý hoàn thiện Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế là cần thiết

Phát biểu tại hội thảo, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết phải sửa luật này để giải quyết các bất cập trong thực tiễn cũng như hoàn thiện chính sách thuế. Bởi lẽ, hiện nay, cách thức thực hiện thuế giá trị gia tăng đến nay đã có những thay đổi cơ bản, gắn với sự thay đổi trong quản lý, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp cũng như những thay đổi trong cách thức tiêu dùng, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ và các dịch vụ nền tảng số.

Đây là những bước tiến lớn song cũng đặt ra yêu cầu xem xét lại về tính phù hợp của nhiều quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu tại hội thảo.
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu tại hội thảo.

Bên cạnh đó, sau một thời gian thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng, đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, nhiều nội dung không còn phù hợp thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, đáng chú ý là phạm vi các đối tượng không chịu thuế tương đối rộng, dẫn đến nhiều trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, mà các hàng hóa là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là trường hợp điển hình.

Thời gian qua, doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước phản ánh, do phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào cho nguyên vật liệu, máy móc và dịch vụ. Điều này không chỉ làm tăng giá phân bón mà còn khiến các doanh nghiệp phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so hàng nhập khẩu, vốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng ở nước xuất xứ.

Vì vậy, sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này, Chính phủ đề xuất chuyển các hàng hóa là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có phân bón, từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế 5%. Theo Chính phủ, chính sách này sẽ góp phần tránh hiệu ứng tăng giá thành sản phẩm, tạo thuận lợi cho ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hỗ trợ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Bà Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, trên hội trường, các đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một số đại biểu đề nghị đánh giá kỹ việc chuyển đổi phân bón sang đối tượng chịu thuế với thuế suất 5% và đề xuất giữ nguyên như quy định hiện hành, do lo ngại việc áp thuế sẽ làm giá phân bón tăng và ảnh hưởng người nông dân. Một số đại biểu nhất trí đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế nhưng với thuế suất 0%, như vậy doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế đầu vào và không ảnh hưởng giá thành phân bón. Một số đại biểu khác lại cho rằng áp thuế 5% là phù hợp và bảo đảm hài hòa lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Dự kiến, tại Kỳ họp tháng 10 tới, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). “Chúng tôi mong muốn tại hội thảo, các đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý và các chuyên gia sẽ phân tích rõ các ưu điểm, nhược điểm của từng phương án; từ đó, có thể đề xuất phương án phù hợp nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên”, Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền đề xuất.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu chia sẻ tại hội thảo.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu chia sẻ tại hội thảo.

Mặt hàng phân bón nên chịu thuế VAT 0% hay 5%

Tại hội thảo, các diễn giả đã thảo luận về tác động của từng phương án ở cả 3 góc độ: tác động đến sự phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh phân bón; tác động đến giá thành phân bón, đến thu nhập của nông dân và hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; tác động đến ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Ủy ban đã đánh giá tác động giữa 2 phương án là áp dụng mức thuế 0% và 5% với phân bón. Với kịch bản 0% theo dự báo, ngân sách sẽ giảm thu 1.500 tỷ đồng; nếu đánh thuế 5%, Nhà nước tăng thu 4.200 tỷ đồng.

Với doanh nghiệp, ở 2 phương án, doanh nghiệp đều có cơ hội tiết kiệm chi phí sản xuất, thông qua hoàn thuế VAT đầu vào. Nhưng kịch bản giảm thuế 5% có lợi hơn với doanh nghiệp sản xuất trong nước, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) phát biểu.
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) kiến nghị, đứng trên quan điểm lợi ích tổng thể nền kinh tế để giải quyết lợi ích 3 nhà: Nhà nước-nhà nông-doanh nghiệp, nên áp dụng thuế 5% đối với phân bón.

Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi liên quan hàng chục triệu nông dân và các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và cung cấp mặt hàng này.

“Việc đưa phân bón vào mặt hàng áp thuế suất là cần thiết, tuy nhiên cần trao đổi kỹ để đưa ra phương án hợp lý nhất”, ông Cường nhấn mạnh.

Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) tại hội thảo.
Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) tại hội thảo.

Nếu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 5% đối với phân bón sẽ có thuận lợi là hạn chế nhập khẩu, doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào, tăng thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, giá bán sẽ tăng, khi đó nông dân - đối tượng tiêu dùng chính của mặt hàng này sẽ là đối tượng sẽ chịu mức thuế 5% cộng vào giá bán, rất bất lợi cho sản xuất. Như vậy, gỡ khó cho nông nghiệp bỗng dưng lại thành đẩy gánh nặng về phía người nông dân.

Vì thế, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng nên để mức thuế VAT với phân bón ở mức 0%, điều này sẽ tạo được sự hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, nông dân và doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Trí Ngọc chia sẻ tại hội nghị.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Trí Ngọc chia sẻ tại hội nghị.

Đại diện phía doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Trí Ngọc nhận định, thực tế hiện nay, đời sống, thu nhập của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Phân bón hiện chiếm 30-50% giá trị đầu vào của sản xuất nông nghiệp, nếu như giảm giá trị đầu vào sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân, kích thích sản xuất. Tuy nhiên, việc không đánh thuế với mặt hàng phân bón cũng tạo bất cập giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước và nhập khẩu. Do đó, nên đưa phân bón vào chịu thuế VAT với mức thuế suất 0%.

Các phân tích, nhận định, chia sẻ của các đại biểu tại hội thảo sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội cũng như với Chính phủ trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật này, đặc biệt là hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón trong thời gian tới để đạt được mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của người nông dân và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, hướng đến nền nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn và bền vững”.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số dự kiến phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản thu phát sinh tại Việt Nam, theo tờ trình của Chính phủ.
22/11/2024

Quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm 'nóng' nghị trường chất vấn tại Quốc hội

Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
11/11/2024

Khởi tố vụ án tại Công ty vàng bạc SJC: Độc quyền vàng miếng thu tỷ USD, lãi bèo

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với 6 bị can bị buộc tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông lớn độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC hoạt động ra sao?
10/11/2024

“Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”

Đó là chủ đề ấn phẩm chuyên san Hồ sơ sự kiện số 530, phát hành ngày 10/11/2024, sẽ đăng tải chậm hơn trên chuyên trang điện tử Hồ sơ sự kiện (https://hssk.tapchicongsan.org.vn).
08/11/2024

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
06/11/2024

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024