Vụ 3 mỏ cát trúng đấu giá gấp trăm lần: Hà Nội chưa công nhận kết quả

Sau khi rà soát, Hà Nội không đủ điều kiện cấp phép quyền khai thác khoáng sản cho các đơn vị trúng đấu giá 3 mỏ cát trên địa bàn. Trước đó, 3 mỏ này trúng đấu giá gấp trăm lần so với giá khởi điểm.

Ngày 4/5, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Tài nguyên Môi trường, báo cáo kết quả rà soát vụ 3 mỏ cát trên địa bàn trúng đấu giá gấp trăm lần so với khởi điểm hồi tháng 11/2023. 

Thành phố cho biết ngày 5-6/11/2023, cơ quan chức năng địa phương tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Kết quả có 3 đơn vị trúng đấu giá với 3 mỏ cát: Châu Sơn, Tây Đằng - Minh Châu (huyện Ba Vì) và Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm).

Qua hàng chục vòng đấu giá, 3 đơn vị đã trúng đấu giá 3 mỏ cát trên với tổng số tiền 1.700 tỷ đồng, gấp hàng trăm lần giá khởi điểm. 

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đã rà soát, kiểm tra và có văn bản yêu cầu chưa công nhận kết quả trúng đấu giá trên, cũng như đề nghị đơn vị chức năng liên quan tham mưu xử lý tiền đặt cọc của các đơn vị trên theo quy định.  

Mỏ cát Châu Sơn ở huyện Ba Vì có trữ lượng khai thác 703.500m3 (Ảnh: Nguyễn Hải).

Mỏ cát Châu Sơn ở huyện Ba Vì có trữ lượng khai thác 703.500m3 (Ảnh: Nguyễn Hải).

Qua rà soát, Hà Nội cho biết theo quy định, giá trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tương đương giá cấp quyền khai thác cát tại mỏ (là giá cát chưa khai thác).

Theo công bố giá vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng, giá cát đến chân công trình được xác định theo công thức: Giá cát tại nguồn cung cấp + Chi phí vận chuyển đến công trình + Chi phí bốc xếp + Chi phí vận chuyển nội bộ trong công trình + Chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường.

Như vậy, giá cát chưa khai thác trong trường hợp này với 3 mỏ Tây Đằng - Minh Châu, Châu Sơn, Liên Mạc lần lượt là 180.500 đồng/m3, 564.500 đồng/m3, 800.000 đồng/m3.

Trong khi đó, đối chiếu với giá vật liệu xây dựng cát san lấp và cát xây dựng đến chân công trình tại địa bàn Hà Nội do Sở Xây dựng công bố, giá cát đổ nền dao động 176.000-202.000 đồng/m3.

Vì vậy, theo cách hiểu thông thường, 1m3 cát chưa khai thác (theo giá trúng đấu giá) đã cao hơn, thậm chí cao gấp nhiều lần so với giá cát đến chân công trình tại địa bàn Hà Nội.

"Việc này dẫn đến các dự án khai thác cát tại 3 mỏ cát này không thể có lợi nhuận khi các đơn vị thực hiện khai thác với trữ lượng cát sẽ được cấp phép. Khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư sẽ vừa không đạt tiêu chí về lợi nhuận kinh tế, có thể tác động xấu đến an ninh kinh tế và trật tự xã hội", UBND TP Hà Nội cho biết.

Mỏ Liên Mạc ở phường Thượng Cát và Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, chưa từng được khai thác (Ảnh: Nguyễn Hải).

Mỏ Liên Mạc ở phường Thượng Cát và Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, chưa từng được khai thác (Ảnh: Nguyễn Hải).

Đồng thời, theo quy định của Luật Khoáng sản, sau khi được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, đơn vị lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp giấy phép khai thác khoáng sản sẽ có bất cập khi không đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản đủ điều kiện để tham gia đấu giá do đáp ứng tiêu chí cao hơn 30% tổng vốn đầu tư của các dự án khai thác khoáng sản đã được phê duyệt trên địa bàn. 

Mặt khác, sau cuộc đấu giá tại 3 mỏ cát, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá, nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Do vậy, Hà Nội cho biết không đủ điều kiện cấp phép theo quy định tại Điều 53 Luật Khoáng sản: "Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản: Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản". 

Căn cứ kết quả kiểm tra nêu trên, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với kết quả đấu giá 3 mỏ cát, khẩn trương rà soát, thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát trên theo đúng quy định pháp luật.

Đơn vị phải báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 12/6. 

Thông tin 3 mỏ cát trúng đấu giá hồi tháng 11/2023:

Mỏ cát Châu Sơn (xã Châu Sơn, huyện Ba Vì) có trữ lượng khai thác 703.500m3, giá khởi điểm 2,881 tỷ đồng, bước giá đấu 144 triệu đồng. Qua 89 vòng đấu giá, ban tổ chức xác định giá trúng là 396,865 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng là Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Việt Sơn. 

Mỏ Liên Mạc (phường Liên Mạc và Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm) có trữ lượng cát 508.603m3, giá khởi điểm 2,051 tỷ đồng, bước giá đấu 103 triệu đồng. Sau 53 vòng, giá đấu trúng là 408,290 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đầu tư thương mại Dịch vụ KSP.

Mỏ Tây Đằng - Minh Châu (xã Minh Châu và xã Chu Minh, huyện Ba Vì) có trữ lượng cát khai thác 4.899.000m3, giá khởi điểm là 19,29 tỷ đồng, bước giá đấu 965 triệu đồng. Qua 21 vòng đấu, giá trúng đấu giá là 883,93 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Thương mại Phúc Lộc Thịnh.

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?

Khi chính quyền xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) mời chủ mỏ đá đến làm việc, đơn vị này đã cung cấp giấy gia hạn mờ nhòe và thông báo mỏ còn hạn, trong khi xác minh thực tế, mỏ này đã hết hạn.
15/05/2024

Bắc Giang chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 27 ha rừng sản xuất để thực hiện 7 dự án

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hơn 27ha rừng sản xuất, để thực hiện các dự án.
15/05/2024

Vận chuyển lốp xe phế thải xuyên biên giới: Mối nguy hiểm cần kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm

Một lượng lớn chất thải nguy hại vẫn được vận chuyển trái phép xuyên biên giới từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó, có Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam luôn kêu gọi các nước hãy chung tay đẩy lùi thực trạng này và kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).
11/05/2024

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ trúng thầu của Công Minh là 172/209 gói thầu, tương đương hơn 82%.
07/05/2024

Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc-Nam sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
06/05/2024

Tà Xùa: "Thiên Đường Mây" có nguy cơ mất đi vì điện gió?

Tà Xùa, một vùng đất thơ mộng với những cung đường uốn lượn, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ đang phải đối mặt với nguy cơ bị "phá nát" bởi quy hoạch điện gió.
24/04/2024

Ban Quản lý Khu bảo tồn loài Sao la: Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm

Khu bảo tồn Sao la có vị trí ở Tây - Bắc tỉnh Quảng Nam, với diện tích vùng lõi là 15.486,46 ha trải dài trên 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, vùng đệm trên 35.135,44 ha. Khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam có hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đai địa hình đất thấp vùng Trung Trường Sơn với hệ động thực vật phong phú đa dạng, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm đã được ghi nhận trong “Sách đỏ Thế giới” và “Sách đỏ Việt Nam” như Sao la, Mang Trường sơn, Thỏ vằn,…; thực vật như Kiền kiền, Gõ, Giỗi, Sơn huyết,… Với hệ động thực vật phong phú, quý hiếm như vậy nên đây là nơi thường xuyên b...
09/01/2024

Siêu bão “Goni” mạnh cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Vị trí và hướng di chuyển siêu bão Goni - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (tên quốc tế là Goni) đang hoạt động. Lúc 7h ngày 31-10, vị trí tâm siêu bão Goni ở cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/h), giật trên cấp 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 7h ngày 1-11, vị trí tâm bão ở trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh ...
01/11/2020

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: kttv.gov.vn) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Hồi 1 giờ ngày 20-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,6 độ vĩ bắc; 126,1 độ kinh đông, cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 220 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi ...
21/10/2020

Đêm 13/10, bão số 7” Tên Quốc tế NangKa” sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ gây mưa to đến rất to

Vị trí và hướng di chuyển của bão số 7 trên Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTVQG Dự báo 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 tốc độ di chuyển (75-100km/giờ), giật cấp 12. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ 107,0 đến 116,0 độ Kinh Đông. To...
13/10/2020

Áp thấp ở biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão.

Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 13h ngày 30-7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía Đông. Dự báo trong 24h tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13h ngày 31-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. "Trung tâm Dự b...
31/07/2020

Kỳ vọng du lịch Đồ Sơn khởi sắc từ "Bước đột phá" hạ tầng giao thông.

Từ nhiều năm qua Đồ Sơn không tạo được sức bật về du lịch cũng như không để lại được ấn tượng trong lòng du khách, bởi nhiều lý do trong đó có liên quan đến việc thiếu đồng bộ về hạ tầng giao thông. Vậy nên dự án trên được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích" cho sự phát triển du lịch của Đồ Sơn. Đồ Sơn đang rất mong muốn tuyến đường nối từ đường bộ ven biển đến ngã ba “Vạn Bún” sớm được triển khai theo kế hoạch. Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến 833,356 tỷ đồng do nguồn vốn ngân sách TP, thực hiện từ năm 2020 đến 2023. Địa điểm xây dựng tại các phường Minh Đức, Ngọc Xuyên, Vạn Hương. Tuyến đ...
28/06/2020