Tiếp tục trình Quốc hội hai phương án rút bảo hiểm một lần

Thường vụ Quốc hội cho rằng rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó, liên quan trực tiếp đến quyền lợi lao động nên đề nghị đại biểu thảo luận kỹ để chọn một phương án.

Ngày 27/5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục trình hai phương án.

Phương án một là phân loại hai nhóm lao động để giải quyết rút BHXH một lần. Người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút. Người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau 1/7/2025 không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định.

Phương án hai là lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.

Công nhân dệt may Tại công ty may 10, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành
Công nhân dệt may Tại công ty may 10, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng "hai phương án Chính phủ trình đều chưa phải là tối ưu", chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng BHXH một lần và tạo được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên qua rà soát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án một vì cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn đến gần 18 triệu người đang tham gia BHXH.

Phương án này phù hợp thông lệ quốc tế về BHXH, hạn chế được tình trạng một người có nhiều lần rút BHXH một lần thời gian qua. Về lâu dài, người tham gia mới sẽ không còn được hưởng BHXH một lần nên góp phần gia tăng số người ở lại hệ thống để được thụ hưởng các chế độ từ quá trình tích lũy và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách.

"Phương án này hướng dần tới nguyên tắc khi có việc làm và thu nhập, người lao động phải tham gia BHXH để tích lũy cho tương lai trong bối cảnh già hóa ngày càng gia tăng", báo cáo nêu.

Điểm hạn chế của phương án một là vẫn có sự mất bình đẳng giữa người lao động tham gia trước và sau khi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi) có hiệu lực. Nhiều người hoàn cảnh khó khăn cần rút một lần để giải quyết trước mắt. Thời gian chờ hưởng lương hưu dài (20-40 năm), trong khi nhiều lao động phổ thông bị các doanh nghiệp sa thải, khó tham gia thị trường lao động chính thức.

Với phương án hai, ưu điểm là không tạo sự khác biệt lớn giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực và có thể giữ chân được người lao động tiếp tục tham gia BHXH. Tuy nhiên, với việc quy định người lao động chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng (50%) sẽ tạo cho người lao động có tâm lý bị giảm, hạn chế quyền lợi.

Đồng thời, phương án này cũng không giải quyết triệt để được việc hưởng BHXH một lần, cũng không giới hạn số lần hưởng BHXH một lần của cả người đã và sẽ tham gia BHXH, do đó không giải quyết được thực trạng một người có nhiều lần hưởng BHXH một lần thời gian qua.

Thường vụ Quốc hội cảnh báo hai phương án Chính phủ trình có thể dẫn đến tình trạng gia tăng đột biến số người rút BHXH một lần trước khi Luật này có hiệu lực. Bộ phận lớn lao động lo ngại quyền lợi không được bảo đảm so với Luật BHXH năm 2014 và có thể dẫn đến phản ứng tập thể. Do đó, Chính phủ cần phòng ngừa triệt để phản ứng tập thể của người lao động, theo dõi tình hình chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện Luật.

Hai phương án về về rút BHXH một lần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất lần đầu tiên hồi tháng 3/2023 khi lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Sau hơn một năm, cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra vẫn chưa thể thống nhất loại bỏ một phương án, do còn quá nhiều ý kiến khác nhau và "cả hai phương án đều chưa tối ưu".

Thống kê giai đoạn 2016-2022 gần 4,85 triệu người rời bỏ hệ thống an sinh. Trong số này, 1,3 triệu người quay trở lại, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; gần 3,55 triệu người chưa quay trở lại; 907.000 lao động từng rút hai lượt; hơn 61.000 người rút ba lượt. Khoảng 99% lao động rút một lần sau một năm ngừng đóng và phần lớn làm việc trong doanh nghiệp.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng 10/2023, dự kiến thông qua vào ngày 25/6 và có hiệu lực từ 1/7/2025.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Phân quyền, hạn chế quy định phân cấp

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, hạn chế quy định phân cấp; quy định nhiệm vụ của UBND các cấp theo hướng giảm bớt nhiệm vụ của tập thể UBND, tăng cường nhiệm vụ của Chủ tịch UBND.
31/10/2024

Đề xuất mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
29/10/2024

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
29/10/2024

Đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.
25/10/2024

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.
24/10/2024

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
15/10/2024

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Đề xuất các nguyên tắc quản lý, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo

Việc phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phải bảo đảm minh bạch, khả năng giải thích được, trách nhiệm giải trình, khả năng kiểm soát thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo; không thay thế, không vượt qua tầm kiểm soát của con người.
09/10/2024

4 lý do cần thiết ban hành Luật Nhà giáo

4 lý do cần thiết ban hành Luật Nhà giáo: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò đội ngũ nhà giáo; khắc phục tình trạng có nhiều văn bản về nhà giáo nhưng chồng chéo, thiếu đồng bộ; kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo; phù hợp với xu thế của quốc tế trong xây dựng chính sách nhà giáo.
08/10/2024

Đề xuất quy định mới loại bỏ số liệu 'ảo' trong kinh doanh xăng dầu

Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến được thiết kế theo hướng bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau, loại bỏ số liệu "ảo" về lượng xăng dầu tiêu thụ trên thị trường.
04/10/2024

Kiến nghị bỏ mua sổ khám bệnh

Cử tri Đồng Nai kiến nghị bỏ thủ tục mua sổ khám bệnh bằng giấy bởi các bệnh viện hiện đã công nghệ hóa, in chẩn đoán và đơn thuốc.
03/10/2024

Doanh nghiệp kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán độc lập.
02/10/2024