Thủ tướng: Cần cơ chế để nhà khoa học muốn vào Việt Nam 'lúc nào cũng được'

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, cần ''cơ chế đặc biệt'' để thu hút nhân lực nước ngoài, trong đó có các chính sách gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, đất đai, visa...

Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Dự thảo Nghị quyết được trình Quốc hội sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị vào tháng 12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. 

Phát biểu tại tổ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đây là yêu cầu khách quan. Vì vậy cần tháo gỡ thể chế và Chính phủ chỉ đạo tập trung sửa một loạt các luật; một số luật có thể trình tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tổ. Ảnh: Phạm Thắng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tổ. Ảnh: Phạm Thắng

Để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống ngay, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách. Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội chưa bao trùm, toàn diện hết các vấn đề, vì vậy phải tiếp tục sửa các luật.

Theo Thủ tướng, phải nghiên cứu bổ sung thêm ''cơ chế đặc biệt'' chứ không chỉ cơ chế đặc thù.

Thứ nhất là "cơ chế đặc biệt" trong phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bởi "hạ tầng của chúng ta đang còn rất yếu" trong khi nguồn lực cần rất lớn. Vì vậy Thủ tướng cho rằng phải có cơ chế để huy động nguồn lực hợp tác công tư, doanh nghiệp, xã hội và người dân.

Thứ hai là "cơ chế đặc biệt" cho quản lý trong hoạt động khoa học công nghệ, trong đó có lãnh đạo công và quản trị tư, đầu tư công và quản lý tư, đầu tư tư nhưng sử dụng công.

"Ví dụ trong đầu tư công và quản lý tư, có thể đầu tư cho một hạ tầng khoa học công nghệ của Nhà nước nhưng giao cho tư nhân quản lý. Cơ chế đặc biệt là như thế. Hay chúng ta thiết kế chính sách, pháp luật, công cụ giám sát, kiểm tra, còn quản trị thì giao cho doanh nghiệp", Thủ tướng phân tích.

Thứ ba là "cơ chế đặc biệt" cho các nhà khoa học, công trình khoa học có thể thương mại hóa, "cơ chế đặc biệt" trong thủ tục; phân cấp, phân quyền cho tỉnh, thành, bộ, ngành; xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm thủ tục hành chính...

Thứ tư, về đề xuất miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro đối với người soạn thảo nhưng chưa có cơ chế miễn trừ cho người thực hiện, Thủ tướng đánh giá đây là vấn đề khó, là khâu yếu. Nếu không có cơ chế bảo vệ người thực hiện thì sẽ dẫn đến tình trạng sợ trách nhiệm, "chuyển chỗ này, chuyển chỗ khác", "không muốn làm vì không được bảo vệ". Vì vậy, cần có thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho cả người thực hiện và người thiết kế chính sách.

Thứ năm là "cơ chế đặc biệt" thu hút nguồn nhân lực. Thủ tướng nhấn mạnh sẽ có cơ chế để thu hút người làm ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, người nước ngoài, với các chính sách gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, đất đai, visa và hợp đồng lao động...

Thủ tướng cho rằng phải có chính sách visa để một nhà khoa học nước ngoài muốn vào Việt Nam ''lúc nào cũng được''.

Như vậy có 5 "cơ chế đặc biệt", Thủ tướng cho biết từ đây sẽ thiết kế công cụ đặc biệt để quản lý, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...

Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cũng nêu quan điểm "cần chấp nhận rủi ro, có độ trễ trong nghiên cứu khoa học". Trong nghiên cứu khoa học cần có sự đột phá thì phải chấp nhận có thể thành công hoặc thất bại. Vì vậy, cần xem đó như là ''học phí'', đầu tư đào tạo cho nguồn lực.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý rằng cần loại trừ động cơ cá nhân; cơ chế này chỉ áp dụng cho rủi ro không vụ lợi mà vô tư, trong sáng, vì lợi ích chung. Thủ tướng một lần nữa cho rằng cần coi đây như ''học phí'' để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

'Trí thức, nhà khoa học phải đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về AI'

Theo Tổng Bí thư, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo.
30/12/2024

Người dùng mạng xã hội bắt đầu phải xác thực bằng số điện thoại

Nghị định 147 với quy định xác thực tài khoản bằng số điện thoại tại Việt Nam có hiệu lực từ 25/12, các đơn vị sẽ có thời gian 90 ngày để thực hiện.
25/12/2024

Hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN để thúc đẩy chuyển đổi số tốt hơn

Nhấn mạnh điều quan trọng khi hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN là sẽ có một bộ mới mạnh hơn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ việc này sẽ giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia tốt hơn.
10/12/2024

Yêu cầu sớm đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện

Bộ TT&TT được yêu cầu, trước ngày 30/11, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực trạng, đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện tại các thôn, bản.
23/11/2024

Góp ý xây dựng dự thảo các nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Ngày 7/11, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố.
08/11/2024

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Trách nhiệm và bản lĩnh nhà báo

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, làm gì để bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của không gian mạng là vấn đề của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông.
04/11/2024

Hàng nghìn tên miền '.vn' bị dùng để lừa đảo

Trong hơn 12.000 tên miền bị lạm dụng cho hành vi vi phạm pháp luật có 19% là tên miền ".vn", như để lừa tải app dịch vụ công giả mạo.
25/10/2024

Quận ủy Hồng Bàng: Ra mắt “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng”

Chiều 14/10, Quận ủy Hồng Bàng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2024 và ra mắt “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của Đảng bộ quận Hồng Bàng” trên Cổng Thông tin điện tử quận. Đồng chí Lê Ngọc Trữ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đình Chuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
24/10/2024

Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025

Trong hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2025, Bộ TT&TT một lần nữa nhấn mạnh quan điểm: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu của chuyển đổi số.
21/09/2024

Toàn văn bài viết về Chuyển đổi số của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết về Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
04/09/2024

Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức

Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
29/08/2024

Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam lập Khoa Trí tuệ nhân tạo

Với lợi thế 27 năm đào tạo công nghệ bậc đại học và sau đại học, việc thành lập Khoa Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về AI.
28/08/2024