Tăng thời gian nghỉ thai sản cho nam giới, có chế độ với nữ phải điều trị hiếm muộn

Quan tâm đến chế độ thai sản, các đại biểu đề nghị trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai “tối thiểu 5 lần”, thay vì “tối đa 5 lần” như dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang quy định

Chiều 27-5, Quốc hội tiếp tục phiên làm việc thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Có chính sách cho lao động nữ khi điều trị hiếm muộn

Quan tâm đến chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động nữ, đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP.HCM), cho biết kế thừa Luật bảo hiểm xã hội 2014, Điều 52 dự thảo Luật quy định lao động nữ khi sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3-6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG
Đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có tình trạng người lao động bị hiếm muộn và nhiều trường hợp phải áp dụng các biện pháp y khoa để điều trị cho cả hai vợ chồng. Việc điều trị hiếm muộn thường tốn kém về chi phí và thời gian.

Trong khi đó, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội hiện hành (khoản 3 Điều 85), người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển cho rằng quy định nêu trên đã dẫn đến thực trạng là để đáp ứng yêu cầu điều trị hiếm muộn, lao động nữ sẽ bị gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Lý do là họ phải nghỉ việc không lương trên 14 ngày trong tháng, kéo dài trong nhiều tháng; và do đó không đáp ứng được điều kiện đóng từ đủ 3-6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

“Hệ quả là họ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con mặc dù trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm liên tục” – ông nói.

Để bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ khi sinh con, ông Hiển đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý Điều 52 của dự thảo Luật theo hướng không quy định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh đối với lao động nữ thuộc trường hợp hiếm muộn khi sinh con.

Thay vào đó, chỉ cần quy định “có thời gian đóng bảo hiểm xã hội năm năm liên tục trở lên và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc điều trị hiếm muộn”.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang). Ảnh: PHẠM THẮNG
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang). Ảnh: PHẠM THẮNG

Tăng ngày nghỉ chế độ thai sản cho nam giới

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) đề nghị trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai “tối thiểu 5 lần”, thay vì “tối đa 5 lần” như dự thảo quy định.

Theo bà, đề nghị này xuất phát từ thực tế chỉ định của bác sĩ, cứ một tháng người lao động phải đi khám thai sản một lần để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

“Nếu quy định chỉ được khám thai sản 5 lần trong thai kỳ thì lao động nữ sẽ phải nhiều lần phải xin nghỉ việc, nghỉ phép hoặc nghỉ khám bệnh không lương” - theo bà Lam.

Với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, dự thảo quy định khi vợ sinh con, họ cũng được nghỉ, hưởng theo chế độ thai sản. Cụ thể, lao động nam được nghỉ năm ngày làm việc khi vợ sinh con thông thường; bảy ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi, lao động nam được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên, cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm ba ngày làm việc.

Nếu vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ 14 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên phải phẫu thuật, cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm ba ngày làm việc.

Đại biểu Lam đề nghị nghiên cứu tăng số ngày nghỉ của lao động nam lên tối thiểu 10 ngày làm việc với trường hợp vợ sinh con thông thường và cao hơn đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh phải phẫu thuật.

Điều này, theo bà Lam là để đảm bảo tính trách nhiệm và tạo điều kiện cho người cha hỗ trợ người mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ.

Đại biểu Nguyễn Tri Thức (đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG
Đại biểu Nguyễn Tri Thức (đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG

Góp ý thêm về số lần khám thai trong thời gian mang thai, đại biểu Nguyễn Tri Thức (đoàn TP.HCM) cho biết theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, một chu kỳ khám thai là 5 lần nhưng nên chia ra thai bình thường và thai bệnh lý.

Thai bình thường là 5 lần, trung bình một lần khám chỉ một ngày, có những trường hợp đặc biệt là hai ngày, nhưng hai ngày đó phải chờ kết quả xét nghiệm và quay lại lấy kết quả.

Do đó, mình quy định hai ngày cũng nên quy định liên tiếp hoặc có khoảng cách để người ta chờ kết quả xét nghiệm. Thai bệnh lý nên để bác sĩ quyết định nghỉ bao nhiêu.

Trước đó, trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP.HCM) đã dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng tỉ suất sinh của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

“Nếu mức sinh bình quân của phụ nữ 20 năm trước khoảng 3,4 thì đến năm 2020 là 2,05 và đến năm 2023 là 1,96; tại TP.HCM, mức sinh là 1,39” - bà Yến nói đồng thời nhắc tới xu hướng người trẻ không muốn kết hôn hiện nay.

Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG
Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG

Theo số liệu gần nhất của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ người độc thân tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh từ 6,23% năm 2004 lên 10,1% năm 2019. Như vậy, trong vòng 15 năm, tỉ lệ người chọn không kết hôn đã tăng gần gấp đôi. Trong khi đó, tình trạng già hóa dân số kéo dài đã dẫn đến những hậu quả nặng nề ở nhiều nước phát triển, như thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về chăm sóc người cao tuổi…

“Đây là một bài học lớn để Việt Nam quan tâm, xây dựng các chính sách, điều chỉnh mức sinh hợp lý nhằm duy trì lực lượng lao động bền vững trong tương lai” - bà Yến nói và thông tin kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy khi tổng tỉ suất sinh dưới 2 thì việc nâng lên ngưỡng an toàn rất khó.

Đại biểu Yến cũng cho biết đã đọc một bài báo nêu tại Việt Nam có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, tương đương khoảng 1 triệu cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn.

Lưu ý tỉ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó có khoảng 50% là cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30, bà Yến đề xuất bổ sung chính sách nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đi khám và điều trị hiếm muộn.

Theo PLO Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị, xử lý dữ liệu

Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.
24/01/2025

Bộ Công Thương đề xuất quy định mới quản hàng triệu người bán hàng online

Bộ Công Thương vừa đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát chủ thể tham gia giao dịch. Người bán phải cung cấp tên, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân.
20/01/2025

Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng hành vi chứa chấp, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
16/01/2025

Nghiêm cấm lợi dụng kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy để trục lợi

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân.
16/01/2025

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
15/01/2025

Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030.
20/12/2024

Đề xuất 4 chính sách phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang đề nghị xây dựng Nghị định về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam nhằm quy định các cơ chế, chính sách cụ thể, đặc thù đối với phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam.
18/12/2024

Đề xuất 14 trường hợp áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Các trường hợp áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt gồm: Gói thầu mua thuốc, vaccine, thiết bị y tế thông qua các tổ chức quốc tế; gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ…
18/12/2024

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục bán tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
16/12/2024

Đề xuất điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
14/12/2024

Tinh gọn bộ máy: Cần có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cần phải có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng nhằm ổn định đời sống của các nhân sự dôi dư; đồng thời duy trì và thu hút những người có năng lực vào bộ máy nhà nước, tránh chảy máu chất xám.
11/12/2024

Cần hạn chế lạm dụng yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp

Hơn một năm triển khai Chỉ thị số 23/CT-TTg, hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã có những bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng của người dân. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy xu thế biến động của yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người dân có chiều hướng gia tăng và đi kèm theo đó là vấn đề lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
10/12/2024