Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sáng 6/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sáng 6/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sáng 6/11, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tư duy xây dựng luật này là vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển để tạo ra các động lực mới, các không gian mới, khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng được các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tập trung giữ vai trò kiểm soát, kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế môi trường và làm rõ các trách nhiệm. Khi thực hiện phải theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được quy định, ai vi phạm người đấy sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật.

Theo Bộ trưởng, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công lần này đều là những vấn đề cốt lõi, những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn đã tổng hợp và thực sự quan trọng và cấp bách.

Đi vào giải trình một số nội dung cụ thể đại biểu Quốc hội nêu, về nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tiêu chí quan trọng quốc gia đã xây dựng từ năm 1997 là 17 nghìn tỷ đồng, đến nay đã qua 27 năm nhưng chưa sửa đổi. Trong khi quy mô nền kinh tế đã tăng gấp 10 lần so với năm 2000, tăng 2,5 lần so với năm 2013. Tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên 3 lần. Trượt giá bình quân từ năm 2000 đến nay là 3%/năm.

Bộ trưởng nêu rõ, dự kiến đời sống của luật này ít nhất phải giữ được 5-10 năm. Việc nâng quy mô lên 20 nghìn tỷ đồng như một số đại biểu đề xuất có thể phù hợp ở thời điểm hiện nay, nhưng có thể sau một vài năm nữa do tình hình phát triển, yêu cầu phát triển và do trượt giá thì số đó lại không phù hợp.

Để bảo đảm tính ổn định, Chính phủ xin Quốc hội cho giữ mức quy mô dự án quan trọng quốc gia là 30 nghìn tỷ đồng như trong dự thảo. Thông tin thêm, Bộ trưởng cho biết, trong giai đoạn 2026-2030, theo Nghị quyết Đại hội XIV đang chuẩn bị thì chúng ta sẽ có 40 dự án quy mô trên 10.000 tỷ đồng và 30 dự án trên 30 nghìn tỷ đồng. Nếu giảm xuống còn 20 nghìn tỷ đồng thì số này còn tăng lên nữa, Quốc hội sẽ mất rất nhiều công cho các dự án quan trọng quốc gia.

Liên quan việc phân cấp thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư công trung hạn, nguồn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, việc này sẽ giúp giảm bớt 5 bước so với 11 bước như hiện nay (6 bước của Chính phủ và 5 bước ở Quốc hội), tương đương giảm trung bình khoảng 4 tháng, tiết kiệm được nhiều thời gian, nhưng quan trọng hơn là bảo đảm tính linh hoạt.

“Bởi vì chuyện điều chỉnh phát sinh hàng ngày, hàng tháng, không phải theo đợt, tỉnh A có thể hôm nay có phát sinh, ngày mai tỉnh B, ngày kia tỉnh C có phát sinh thế, không thể nào Chính phủ lại đi trình với Quốc hội lắt nhắt từng vấn đề, từng tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể nào làm được như thế, mặc dù có thể mấy tuần họp một lần cũng không làm được việc đó”, Bộ trưởng nhìn nhận.

Theo Bộ trưởng, Quốc hội quản lý những vấn đề lớn, còn chi tiết phát sinh, dịch chuyển, điều chỉnh giữa các bộ, ngành của đầu tư công trung hạn thì giao lại cho Chính phủ sẽ linh hoạt hơn, và Quốc hội vẫn bảo đảm kiểm soát được. Việc đấy sẽ tạo chủ động, linh hoạt cho các địa phương, phù hợp với thực tế phát sinh.

Quang cảnh phiên họp sáng 6/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)
Quang cảnh phiên họp sáng 6/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Về đề xuất phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư từ HĐND cho UBND cùng cấp đối với dự án nhóm B, nhóm C, trong phiên thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện vấn đề này với nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc bảo đảm yêu cầu giám sát và kiểm soát quyền lực.

Giải trình, làm rõ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Điều 17 của dự thảo Luật đã cho phép trong trường hợp cần thiết HĐND có thể giao cho UBND quyết định chủ trương đầu tư trong một số lĩnh vực, một số trường hợp phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

Trên thực tế, có 43 tỉnh đã thực hiện việc phân cấp, phân quyền như trên. Vừa qua, Chính phủ cũng đã tổ chức các hội nghị lấy ý kiến lại của 63 địa phương, cả 63 địa phương đều nhất trí 100%. Tuy nhiên, có thể có địa phương về họp Thường trực của tỉnh để quyết thì có lấy ý kiến cả HĐND nhưng có địa phương không lấy ý kiến của HĐND.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, cơ quan soạn thảo cùng với cơ quan thẩm tra sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này xem có phân cho UBND không hay vẫn giữ nguyên như hiện nay để lập luận một cách chặt chẽ hơn và thuyết phục hơn, cũng có thể giữ nguyên và có thể điều chỉnh theo phương án khác.

Đối với việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đây sẽ là một bước tiến: trước đây chỉ quy định 2 bước, chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bây giờ tách làm 3 bước là chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án và thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng nằm ở khâu chuẩn bị dự án.

“Nếu tách bạch cả 3 chỗ này ra thì chúng ta sẽ biết nguyên nhân nằm ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai và như vậy chúng ta sẽ tách giải phóng mặt bằng ra cho làm trước, làm song song với làm thủ tục đầu tư. Khi chúng ta làm xong thủ tục đầu tư là có thể thực hiện được ngay, thay vì phải xong quyết định đầu tư mới được làm giải phóng mặt bằng. Đây là một cuộc cải cách rất lớn”, Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến của các đại biểu là phải quy định chặt chẽ trên tinh thần linh hoạt, mở nhưng phải quản lý được, kiểm soát được chứ không phải tràn lan để rồi gây hậu quả, dẫn đến thất thoát, lãng phí. Theo đó, dự thảo Luật đưa ra quy định khi tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập phải phù hợp quy hoạch,kế hoạch và khả năng cân đối vốn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội, bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng không buông lỏng quản lý.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay.
08/01/2025

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
10/12/2024

Tiền thuế thu nhập cá nhân 11 tháng vượt kế hoạch cả năm 10.000 tỷ đồng

Đến cuối tháng 11, số thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân ước đạt 106,9% dự toán, tương ứng khoảng 170.000 tỷ đồng.
09/12/2024

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
05/12/2024

Sắp kết nối thanh toán mã QR xuyên biên giới với Trung Quốc

Theo kế hoạch năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...hướng tới mục tiêu chung thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ trong hoạt động thanh toán xuyên biên giới.
01/12/2024

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới giữa năm sau

Quốc hội đồng ý kéo dài giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) tới giữa năm sau, trừ chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng.
01/12/2024

Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập dưới một triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
30/11/2024

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp.
26/11/2024

Ban Quản lý khai thác các cảng cá tỉnh Ninh Thuận: Điểm tựa cho ngư dân và phát triển kinh tế biển

Tỉnh Ninh Thuận, với đường bờ biển dài hơn 105km, được xem là một trong những trung tâm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản quan trọng của miền Trung. Trong đó, Ban Quản lý Khai thác các cảng cá tỉnh Ninh Thuận đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo các hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh thủy sản diễn ra thuận lợi và bền vững.
25/11/2024

Bị 'ngâm' tiền thuê quảng cáo, loạt chung cư ở TPHCM kiện đối tác ra tòa

Các đơn vị quản lý, Ban quản trị (BQT) các chung cư ở TPHCM đã khởi kiện đơn vị “chây ỳ” tiền thuê vị trí quảng cáo là Công ty CP Truyền thông tập trung Mặt Trời vàng.
23/11/2024

Đề xuất sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số dự kiến phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản thu phát sinh tại Việt Nam, theo tờ trình của Chính phủ.
22/11/2024

Quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm 'nóng' nghị trường chất vấn tại Quốc hội

Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
11/11/2024