Quốc hội xin ý kiến chốt phương án về quy định cấm nồng độ cồn khi lái xe

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có văn bản xin ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định cấm "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" (khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ).

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn ở lái xe. Ảnh: Tô Thế
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn ở lái xe. Ảnh: Tô Thế

Trước đó, trong các phiên thảo luận tại hội trường cũng như tại tổ về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Quốc hội vẫn còn ý kiến khác nhau liên quan quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.

Chính vì vậy, đối với vấn đề nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra 2 phương án:

Phương án 1: Quy định cấm "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ưu điểm của phương án này là góp phần phòng ngừa vi phạm, làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm ẩn do việc sử dụng rượu, bia gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người điều khiển, người tham gia giao thông.

Thực tiễn, phương án này cũng đang phát huy kết quả tốt, được cả hệ thống chính trị và đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, thực hiện.

Phương án này không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tốt hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ góp phần phòng ngừa các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích do bị kích thích bởi nồng độ cồn khi có va chạm giao thông.

Hạn chế của phương án này là làm giảm mức tiêu thụ đồ uống có cồn và tác động tới việc làm, thu nhập của một bộ phận người lao động và người chủ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn.

Văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, có 31/50 đoàn đại biểu Quốc hội và 9 đại biểu Quốc hội phát biểu, thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 7 tán thành với phương án 1; Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an (cơ quan chủ trì soạn thảo) nhất trí phương án 1. 25 thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho ý kiến, trong đó có 22/25 thành viên nhất trí phương án 1.

Trong khi đó, phương án 2: Quy định cấm theo mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tương tự quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Ưu điểm của phương án này là ít tác động tới mức tiêu thụ đồ uống có cồn, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn và tác động tới người lao động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, phương án 2 có hạn chế là gây nguy cơ gia tăng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các vụ tai nạn giao thông đường bộ, dẫn đến nguy cơ làm tăng hậu quả, thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.

Ngoài ra, khi quy định trong Luật ngưỡng nhất định, người uống rượu, bia khó xác định ngưỡng để dừng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý; nguy cơ xảy ra các vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, có 19/50 đoàn đại biểu Quốc hội và 7 đại biểu Quốc hội phát biểu, thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 7 đồng ý với phương án 2, 3 đại biểu Quốc hội đề nghị đưa ra 2 phương án xin ý kiến. Trong số 25 thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho ý kiến, có 3/25 thành viên nhất trí phương án 2.

Liên quan đến quy định cấm "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội lựa chọn 1 trong 2 phương án trên và hoàn thành việc cho ý kiến trước 9h30 ngày 24.6.

Theo lịch dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào sáng 27.6 tới đây.

Theo Lao Động Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất Trưởng, Phó Công an cấp xã được khởi tố điều tra vụ án hình sự

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề xuất Trưởng Công an xã có thể được khởi tố điều tra vụ án có mức phạt tù 7 năm.
20/05/2025

Xóa bỏ tình trạng 'giữ ghế' chờ ngạch; cán bộ, công chức muốn tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm

Dự thảo Luật cán bộ, công chức (sửa đổi) xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, nền tảng, cốt lõi, vận hành xuyên suốt toàn bộ bộ máy hành chính để làm cơ sở xác định biên chế, phân bổ nhân lực; là căn cứ duy nhất để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, trả lương.
20/05/2025

Tư duy chiến lược và những đột phá từ "bộ tứ trụ cột"

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.
19/05/2025

Dự kiến cách tính tiền lương 1 giờ dạy, dạy thêm giờ của nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cách tính tiền lương 1 giờ dạy, tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo.
16/05/2025

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.
15/05/2025

Phân quyền đúng, tăng trưởng mạnh

Phân cấp, phân quyền triệt để không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật hành chính. Đó là một cuộc cách mạng về tư duy quản trị, nơi chính quyền địa phương không còn bị xem như "cánh tay nối dài" của cấp trên, mà trở thành những chủ thể có năng lực hành động độc lập, sáng tạo và chịu trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân.
15/05/2025

Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đề xuất quy định về "cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".
15/05/2025

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
14/05/2025

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, học sinh hoàn thành chương trình THCS có thể chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng tốt nghiệp THCS như hiện nay.
12/05/2025

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
06/05/2025

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
02/05/2025

Đề xuất mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
02/05/2025