"Phát triển du lịch đêm: Không làm thì thiếu, làm lại thừa"

Thừa nhận thực trạng bất cập trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, còn Bộ đã có Đề án.

Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng là một trong ba thành viên Chính phủ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/6.

Nhận nhiều lượt chất vấn về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng "chỉ có yêu văn hóa mới dành nhiều câu hỏi cho văn hóa", nhưng hầu hết vấn đề đã được ông trả lời tại kỳ họp thứ 7 vừa qua và khoảng thời gian từ đó đến nay có lẽ "chưa đủ để tạo chuyển biến".

Địa phương phải suy nghĩ về cách phát triển du lịch đêm

Đặt câu hỏi chất vấn về phát triển sản phẩm du lịch đêm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực tế mô hình này ở nhiều địa phương còn nghèo nàn, đơn điệu, chỉ là phố đi bộ, ẩm thực, hoạt động nghệ thuật, giải trí, lại đêm có đêm không, chủ yếu vào thứ 7, chủ nhật.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển sản phẩm du lịch đêm (Ảnh: Quốc hội).
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển sản phẩm du lịch đêm (Ảnh: Quốc hội).

Ông hỏi Bộ trưởng Văn hóa về chính sách để du lịch đêm phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng, phong phú và giải trí lành mạnh, giữ chân du khách qua đêm để kích cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định Bộ Văn hóa đã có Đề án về sản phẩm du lịch đêm trên cơ sở khuyến khích các địa phương nghiên cứu yếu tố quy hoạch để tính toán các dòng sản phẩm và đánh giá thị trường của khách, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch đêm phù hợp.

Song ông cũng thừa nhận thực tế từng đề cập là nhiều địa phương làm sản phẩm du lịch đêm nhưng "không làm thì thiếu, làm lại thừa vì du khách không đến".

Ông Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính là chủ tịch UBND các tỉnh, HĐND các tỉnh chứ không phải của Bộ Văn hóa.

"Bộ không thể làm sản phẩm du lịch cho thành phố nào được. Ví dụ, Bộ Văn hóa gợi ý TPHCM dựa trên tài nguyên sông nước và dòng sản phẩm chủ lưu là kết hợp sông Sài Gòn kết nối thương cảng để tạo ra dòng sản phẩm, và trên cơ sở như vậy, TPHCM nghiên cứu và tạo ra tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, kết nối các sản phẩm trên dòng sông để có nơi cho du khách đến", ông Hùng chia sẻ.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Hồng Phong).
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Hồng Phong).

Theo ông, mỗi địa phương cần có cách làm sáng tạo, như tinh thần chỉ đạo trong Chỉ thị 08 của Chính phủ và Nghị quyết 82 là mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên nghiệp, đặc sắc, buộc địa phương phải suy nghĩ.

"Còn nếu hỏi Bộ trưởng về làm du lịch đêm thì chúng tôi có đề án, có khung rồi, gợi ý cách làm rồi, còn chúng tôi không làm thay cho địa phương được", theo Tư lệnh ngành Văn hóa.

Tranh luận lại, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nói ông còn lăn tăn về các giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra vì chưa đề cập tới tổng thể.

Theo vị đại biểu, phải đưa ra được chính sách phát triển công nghiệp văn hóa mang tính tổng thể, giống như Bộ Công Thương đưa ra chính sách tổng thể phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp tái tạo.

"Công nghiệp văn hóa không chỉ đơn thuần đóng góp cho tăng trưởng GDP mà còn góp phần xây dựng văn hóa. Rất mong Bộ trưởng cho biết Bộ Văn hóa đã bắt tay xây dựng chính sách này chưa? Nếu có rồi thì có thể công bố", ông Huân nói.

"Một số môn nghệ thuật truyền thống có nguy cơ khép lại"

Trước đó, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) cũng chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng về giải pháp nâng cao chất lượng, tăng số lượng, đáp ứng nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn tới.

Theo bà Ánh, việc đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật trên toàn quốc đang bị thu hẹp về quy mô, giảm về chất lượng, nhiều ngành, nhiều chuyên ngành không tuyển sinh được số lượng chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn cao, cán bộ quản lý về văn hóa có chuyên môn ngày càng giảm, các cơ sở đào tạo nghệ thuật gặp khó khăn trong việc tự chủ.

Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Ảnh: Hồng Phong).
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Ảnh: Hồng Phong).

Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng cho biết đây không phải vấn đề bây giờ mới nhận ra mà cơ quan quản lý nhà nước đã thẳng thắn báo cáo trước Quốc hội. "Nếu không có giải pháp quyết liệt, một số bộ môn nghệ thuật truyền thống sẽ bắt đầu khép lại vì đầu vào không có, mà muốn đào tạo phải có đầu vào, có nhu cầu các cơ sở mới tuyển sinh được", ông Hùng nói.

Theo Bộ trưởng Hùng, Chính phủ đã có các quy định để khuyến khích, động viên như giảm học phí, có chế độ ưu đãi khi học các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã và đang triển khai trên cả nước, không chỉ trong các trường của Bộ.

Về giải pháp lâu dài, căn cơ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng cần phải có nhiều giải pháp để người dân yêu văn hóa Việt Nam, coi nghệ thuật truyền thống văn hóa Việt Nam là hồn cốt cần phải giữ, lưu truyền.

Liên quan đến mối quan hệ giữa du lịch với văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng "du lịch phát triển để hỗ trợ cho văn hóa, văn hóa phát triển sẽ làm du lịch thăng hoa". Trong chiến lược phát triển du lịch và chiến lược phát triển văn hóa đều lưu ý sản phẩm du lịch phải mang đậm dấu ấn văn hóa.

"Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa, chúng tôi mong muốn tập trung khai thác giá trị văn hóa truyền thống, bản địa để thu hút du lịch. Cách làm này nhiều địa phương làm tốt", ông Hùng nói và dẫn chứng một số điểm du lịch ở Hòa Bình, Điện Biên đã dựa trên văn hóa ẩm thực, văn hóa bản địa để thu hút khách.

Theo Bộ trưởng, phải kết hợp hài hòa giữa du lịch và văn hóa chứ không phải khai thác tối ưu lợi thế văn hóa, phát huy tài nguyên văn hóa thành tài nguyên du lịch.

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
07/07/2025

Hai 'đầu tàu' kinh tế nỗ lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025, ngày 3/7, lãnh đạo các địa phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương đạt kết quả tốt. Từ nay cho đến cuối năm sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp lớn, trọng tâm để cùng Chính phủ đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng đạt 8% như kế hoạch đã đề ra.
04/07/2025

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

Ngân hàng Nhà nước quyết định những khoản cho vay đặc biệt, lãi suất 0%, không tài sản đảm bảo thay vì Thủ tướng Chính phủ.
27/06/2025

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
23/06/2025

"Gia đình Hải Sen" thu về hàng chục tỉ đồng từ bán siro ăn ngon

Riêng mặt hàng "siro" ăn ngon Hải Bé bán trên 100.000 hộp đã đem về doanh thu cho gia đình này hơn 16 tỉ đồng.
18/06/2025

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.
18/06/2025

Ngân hàng cũng có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đủ điều kiện được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
12/06/2025

Hơn 760 tỷ đồng xây Trung tâm Truyền thông hiện đại: Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt dự án xây dựng Trụ sở Trung tâm Truyền thông tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 764 tỷ đồng. Công trình được kỳ vọng không chỉ là nơi làm việc hiện đại cho đội ngũ làm báo, mà còn trở thành biểu tượng kiến trúc mới, thúc đẩy truyền thông, quảng bá hình ảnh tỉnh và phục vụ phát triển đô thị thông minh.
11/06/2025

Không thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá một lần 1 năm

Đây là nội dung có trong Nghị quyết 198 của Quốc hội và Nghị quyết số 139 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
10/06/2025

Bỏ giấy phép xây dựng: Thuận lợi cho dân nhưng cần giám sát chặt chẽ

Cắt giảm thủ tục, bãi bỏ cấp giấy phép xây dựng là một trong những vấn đề đang được dư luận và người dân rất quan tâm sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện số 78/CĐ-TTg.
09/06/2025

Giá vàng chiều 8-6 “ổn định”, ngân hàng đồng loạt cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, ngân hàng MB, SHB, BIDV đồng loạt cảnh báo khách hàng cẩn trọng khi mua - bán vàng miếng.
08/06/2025

Chế tài xử lý hộ kinh doanh không áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chậm nhất đến ngày 30/5/2025 phải hoàn thành việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
30/05/2025