Nông sản Việt bị châu Âu cảnh báo 130 lần, báo động nạn 'đánh cắp' chứng nhận

Các mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu vào EU bị cơ quan chức năng của thị trường này cảnh báo 130 lần. Trong đó, tỷ lệ bị cảnh báo tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép có xu hướng tăng mạnh.

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt khoảng 7,5 tỷ USD, chiếm 12% tổng kim ngạch của toàn ngành nông nghiệp.

Tại Hội nghị Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU sáng 24/2, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) - cho biết, từ năm 2024 đến nay, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Trong khi đó, Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần.

Từ số liệu trên cho thấy, tần suất bị cảnh báo của các mặt hàng nông sản Việt cao hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Đáng chú ý, 2 năm trở lại đây, dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y) trong nông sản thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu bị EU đưa ra cảnh báo nhiều nhất và có xu hướng tăng mạnh. Đơn cử, năm 2023 chỉ 38 lần thì sang năm 2024 con số này tăng lên 61 lần.

Hai tháng đầu năm nay, SPS Việt Nam nhận 5 lần cảnh báo từ thị trường EU.

Nông sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục bị EU cảnh báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa: Phạm Công
Nông sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục bị EU cảnh báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa: Phạm Công

Bên cạnh đó, EU cũng liên tục đưa ra những cảnh báo về việc phát hiện ô nhiễm vi sinh vật, có độc tố nấm mốc, có hoạt chất trong phụ gia thực phẩm, thực phẩm mới, thực phẩm hỗn hợp, chất gây ô nhiễm môi trường... vượt mức dư lượng cho phép trên hàng hóa của Việt Nam.

Đối với các sản phẩm thủy sản, sản phẩm có nguồn gốc thực vật, thực phẩm chế biến của Việt Nam cũng bị EU đưa ra cảnh báo nhiều nhất liên quan đến dư lượng kháng sinh, ô nhiễm vi sinh vật và độc tố nấm mốc.

Ông Nam chỉ rõ, tần suất hàng Việt bị EU cảnh báo tăng mạnh do chúng ta vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy định và vượt mức dư lượng cho phép; chưa kiểm soát được sinh vật gây hại và chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu.

Trong khi, ở các vùng nuôi trồng thủy sản, người nuôi vẫn tự ý và lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng và thiếu hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU bị cảnh báo ngày càng nhiều là vì kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm. Song theo ông Nam, thời gian, qua giá trị xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường này tăng chậm lại, nhưng số lượng cảnh báo lại gia tăng nhanh.

“Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu, không thể coi xuất khẩu càng nhiều cảnh báo càng tăng là bình thường", ông nói.

Hiện nay, không chỉ EU mà các thị trường khác đều gia tăng các biện pháp SPS đối với nông sản, thực phẩm và thủy sản nhập khẩu. Do đó, chúng ta cần siết chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh và hóa chất trong sản xuất nông sản, thủy sản. Đồng thời, tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu, cải thiện quy trình kiểm nghiệm hàng hóa trước khi xuất khẩu, giảm rủi ro bị trả hàng do vi phạm quy định, ông Nam khuyến cáo.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - nêu thực trạng vừa qua có hiện tượng “đánh cắp” chứng nhận GlobalGAP để xuất khẩu. 

Ông cho rằng tình trạng này rất nguy hiểm, bởi nếu sản phẩm xuất khẩu không đạt chất lượng sẽ ảnh hưởng đến uy tín ngành hàng, uy tín quốc gia và rất dễ bị EU nâng tần suất kiểm soát. Do đó, các doanh nghiệp có chứng nhận cần thận trọng, kiểm soát chặt chẽ chứng nhận của mình.

Trước sự thay đổi liên tục trong quy định nhập khẩu hàng hóa thị trường EU, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam mong muốn cơ quan chức năng xây dựng các tài liệu hướng dẫn dễ hiểu, chi tiết về quy trình sản xuất, đóng gói, xuất khẩu.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả

Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
19/05/2025

Thủ tướng: Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
14/05/2025

Quyết dẹp thuốc giả, sữa giả: TP.HCM chỉ đạo 'nóng' nhiều sở, ngành vào cuộc

UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành chức năng tăng cường biện pháp quản lý, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
13/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
13/05/2025

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động và việc công bố, thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng.
25/02/2025

Xuất khẩu Việt trước rủi ro thuế quan

Không chỉ thép có thể thành mặt hàng đầu tiên chịu tác động, nhiều sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đứng trước rủi ro từ thuế quan.
12/02/2025

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay.
08/01/2025

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
10/12/2024

Tiền thuế thu nhập cá nhân 11 tháng vượt kế hoạch cả năm 10.000 tỷ đồng

Đến cuối tháng 11, số thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân ước đạt 106,9% dự toán, tương ứng khoảng 170.000 tỷ đồng.
09/12/2024

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
05/12/2024

Sắp kết nối thanh toán mã QR xuyên biên giới với Trung Quốc

Theo kế hoạch năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...hướng tới mục tiêu chung thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ trong hoạt động thanh toán xuyên biên giới.
01/12/2024

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới giữa năm sau

Quốc hội đồng ý kéo dài giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) tới giữa năm sau, trừ chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng.
01/12/2024