'Người nổi tiếng phải sử dụng sản phẩm mới được quảng cáo'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết theo dự luật mới, người nổi tiếng bắt buộc trải nghiệm trực tiếp trước khi quảng cáo mỹ phẩm hoặc thực phẩm.

Sáng 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Theo Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, dự luật hướng đến hoàn thiện cơ chế, chế tài xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là đối với quảng cáo từ người nổi tiếng, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội.

Điểm mới trong dự luật trình lần này so với hồi tháng 8 là quy định cụ thể sản phẩm mà người quảng cáo phải sử dụng trực tiếp, bao gồm mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung, nhằm đảm bảo tính minh bạch và chính xác của thông tin quảng cáo.

Người có ảnh hưởng khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng và tuân thủ quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, những người tham gia vào hoạt động quảng cáo phải minh bạch về thông tin sản phẩm, nguồn thu nhập và sẵn sàng cung cấp tài liệu khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu sáng 24/9. Ảnh: Media Quốc hội
Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu sáng 24/9. Ảnh: Media Quốc hội

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đồng tình với việc siết chặt quy định đối với người có ảnh hưởng khi quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, ông đề nghị làm rõ hơn về cách thức và hình thức thông báo trước cho người tiêu dùng, đồng thời bổ sung quy định cơ chế xác nhận việc người có ảnh hưởng đã trực tiếp sử dụng sản phẩm và chế tài xử lý vi phạm.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là việc người nổi tiếng đánh giá quán ăn, cửa hàng, đã trở nên phổ biến và cần có những quy định rõ ràng để quản lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhận định rằng quy định về quảng cáo đã khá đầy đủ, song tình trạng quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng vẫn diễn ra phổ biến, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Ông đề nghị làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước để tránh tình trạng đổ trách nhiệm cho nhau, đồng thời tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh thì đề nghị ban soạn thảo làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, từ đó có chế tài khi nội dung thông tin về sản phẩm cung cấp không đúng như thực tế.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho hay nhiều sản phẩm quảng cáo được chuyển tải theo hướng ý kiến, cảm nhận của người trực tiếp sử dụng để thu hút sự quan tâm của người tiếp nhận. Hình thức quảng cáo thông qua cảm nhận cá nhân của người có ảnh hưởng (Influencer) đã trở nên phổ biến, tác động lớn đến xã hội.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Statista, chi tiêu cho Influencer Marketing tại Việt Nam tăng từ 8 triệu USD năm 2017 lên 71 triệu USD năm 2022 (gấp đôi chi tiêu quảng cáo trên báo in) và dự kiến đạt 134 triệu USD vào năm 2026. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người dùng mạng xã hội (đặc biệt là nghệ sĩ nổi tiếng) giới thiệu, mời chào, quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc cho đông đảo người tiêu dùng.

Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa 13 thông qua tháng 6/2012. Tuy nhiên, luật hiện không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo mà tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Luật chưa có chế tài hoặc ràng buộc đối với người nổi tiếng quảng cáo không đúng sự thật hoặc yêu cầu họ tìm hiểu, sử dụng sản phẩm, có trách nhiệm về nội dung mình cung cấp.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2024.

 

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Những điểm mới quan trọng trong dự thảo LUẬT NHÀ GIÁO

Quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo; nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt; giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; tăng đãi ngộ đối với nhà giáo;...là những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
20/11/2024

Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo

Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
20/11/2024

Hướng dẫn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
18/11/2024

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
17/11/2024

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
17/11/2024

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
17/11/2024

Đại biểu góp ý về tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhiều đại biểu Quốc hội góp ý về nâng tuổi nghỉ hưu (tuổi phục vụ tại ngũ) đối với sĩ quan quân đội.
11/11/2024

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho trẻ 16-18 tuổi

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề xuất trẻ 16-18 tuổi được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy.
05/11/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Phân quyền, hạn chế quy định phân cấp

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, hạn chế quy định phân cấp; quy định nhiệm vụ của UBND các cấp theo hướng giảm bớt nhiệm vụ của tập thể UBND, tăng cường nhiệm vụ của Chủ tịch UBND.
31/10/2024

Đề xuất mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
29/10/2024

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
29/10/2024