Lao động nam có thể được bù lương hưu để giảm chênh lệch với nữ

Nam giới đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 20 năm, bắt đầu lĩnh lương hưu giai đoạn 1/7/2025-31/12/2029 có thể được điều chỉnh mức hưởng để thu hẹp khoảng cách với nữ.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất bổ sung quy định giao Chính phủ ban hành chính sách điều chỉnh lương hưu với lao động nam có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mà hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025 đến 31/12/2029 và bị tác động bất lợi so với lao động nữ. Nguồn kinh phí thực hiện do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Việc điều chỉnh nhằm tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội rằng hạ thời gian đóng BHXH xuống 15 năm tạo ra sự chênh lệch lớn trong thụ hưởng lương hưu giữa nam và nữ. Cùng mức hưởng 45% hưu trí, nhưng nữ đóng BHXH 15 năm, nam cần tới 20 năm. Nếu đóng đủ 15 năm, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, lao động nam sẽ hưởng 33,75% tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH, tức thấp hơn nữ 11,25%.

Lao động hưởng thêm 2% cho mỗi năm tham gia sau đó, cho đến khi đạt mức lương hưu tối đa 75%. Đồng nghĩa lao động nam đóng 35 năm BHXH và nữ 30 năm để hưởng hưu trí tối đa 75%.

Tỷ lệ và điều kiện hưởng lương hưu của nam và nữ theo quy định hiện hành. Đồ họa: Tiến Thành
Tỷ lệ và điều kiện hưởng lương hưu của nam và nữ theo quy định hiện hành. Đồ họa: Tiến Thành

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định thị trường lao động chưa thực sự ổn định, người làm việc trong khu vực phi chính thức cao, số lao động rút BHXH một lần mỗi năm lớn. Nhiều người bị doanh nghiệp cắt hợp đồng khi 45-50 tuổi.

Hậu quả là một bộ phận lao động nam đến tuổi nghỉ hưu chỉ đóng từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm hoặc có thể kéo dài hơn, nhưng khi nghỉ hưu sẽ rất thiệt thòi, hệ thống an sinh cũng mất tính hấp dẫn. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị điều chỉnh mức hưởng lương hưu của nam cho phù hợp. Mức điều chỉnh cụ thể sẽ do Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất cũng bổ sung quy định điều kiện và mức hưởng lương hưu của lao động một số nghề, công việc đặc thù thuộc lực lượng vũ trang, do Chính phủ quy định chi tiết. Kinh phí trích từ ngân sách.

Trước đó đại biểu đề nghị sửa đổi quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho sĩ quan, chiến sĩ quân đội. Lý do hoạt động quân sự có tính chất đặc thù, tuyển dụng khó, làm việc môi trường khắc nghiệt. Các quân nhân phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về sức khỏe, đặc biệt là các chuyên ngành đặc công, phòng không - không quân, hải quân, hóa học, tăng thiết giáp, radar, tàu ngầm.

Nhiều lĩnh vực sử dụng người không quá 40 tuổi, như chiến đấu viên đặc công, thủy thủ tàu ngầm. Tuổi phục vụ của một số nhóm cũng dao động 46-52. Hết tuổi này, họ không được bố trí hoặc điều động vào vị trí có quân hàm cao hơn thì sẽ phải nghỉ chế độ để người khác thay thế.

Người cao tuổi Đà Nẵng thể dục ven sông Hàn, tháng 6/2024. Ảnh: Nguyễn Đông
Người cao tuổi Đà Nẵng thể dục ven sông Hàn, tháng 6/2024. Ảnh: Nguyễn Đông

Dự thảo mới nhất giữ nguyên quy định trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với lao động đã đóng vượt trần 35 năm BHXH với nam và 30 năm với nữ, dù trước đó nhiều đại biểu đề nghị nâng mức trợ cấp. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức trợ cấp này đã được tính toán, đánh giá để đảm bảo khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn, phù hợp nguyên tắc đóng - hưởng.

Như vậy, người lao động mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi vẫn bị trừ 2% tỷ lệ hưởng, nhưng đóng vượt khung 30-35 năm thì ngoài lương hưu chỉ được trợ cấp bằng 0,5 lần bình quân tiền lương đóng BHXH.

Theo thống kê của ngành bảo hiểm xã hội, chênh lệch giữa số người đóng và người hưởng lương hưu ngày càng ít đi. Năm 1996 có 217 người đóng BHXH thì một người hưởng, năm 2000 số người đóng giảm còn 34; năm 2016 còn 9 người và hiện tại còn khoảng 6,5 người đóng cho một người hưởng.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% tiền lương

Các cơ quan quản lý lao động tại TPHCM đề xuất nâng cao mức trợ cấp thất nghiệp và chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề, nhằm giúp họ nâng cao tay nghề, tìm việc làm mới.
15/09/2024

Tiếp tục đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Dự báo giá nhà khó giảm, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang.
15/09/2024

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024

Đề xuất người dưới 18 tuổi bị cận, viễn thị sẽ được BHYT trả chi phí điều trị

Bộ Y tế đề xuất trường hợp dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán. Trước đây, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này đối với trẻ dưới 6 tuổi.
20/08/2024