“Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”

Đó là chủ đề ấn phẩm chuyên san Hồ sơ sự kiện số 530, phát hành ngày 10/11/2024, sẽ đăng tải chậm hơn trên chuyên trang điện tử Hồ sơ sự kiện (https://hssk.tapchicongsan.org.vn).

Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ lực, quan trọng, then chốt trong nền kinh tế quốc gia.

Thông qua kinh tế nhà nước, nhà nước vừa trực tiếp “làm kinh tế”, vừa điều hành, quản lý, kiểm soát sự phát triển và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước mà các thành phần kinh tế khác không thể có được, càng không thể thay thế được.

Theo thời gian, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước và của phần vốn, cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp tại nhiều nước, đặc biệt các nước công nghiệp phát triển có giảm. Quá trình này được gọi là tư nhân hóa nền kinh tế...

Có quan điểm cho rằng, nhà nước chỉ nên duy trì những doanh nghiệp hoạt động trên những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thiết yếu cho người dân và xã hội, nhưng tư nhân không muốn làm hay không thể làm được...

Dù quan điểm, việc triển khai trong thực tiễn diễn ra như thế nào, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia.

Tháng 9/2024, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) công bố khoản cho vay trị giá 350 triệu euro nhằm giúp nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng Deutsche Glasfaser (Đức) mở rộng mạng lưới internet tốc độ cao, phục vụ gần nửa triệu hộ gia đình và doanh nghiệp tại các vùng nông thôn nước này.

Đây chỉ là một trong nhiều dự án mà Liên minh châu Âu (EU) đã và đang triển khai nhằm giải quyết tình trạng thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở những vùng ít dân cư, nơi chi phí đầu tư và rủi ro thường cao, không hấp dẫn các nhà cung cấp dịch vụ, qua đó góp phần hiện thực hóa những mục tiêu đã được xác định trong chương trình “Thập niên số” của khu vực...

Thực tế, kỷ nguyên số buộc mọi thành phần kinh tế phải chuyển đổi kịp thời, triệt để và sâu rộng. Thành phần kinh tế nhà nước không phải là ngoại lệ.

Thực tiễn ở các nơi trên thế giới đến nay cho thấy, kỷ nguyên số không chỉ buộc thành phần kinh tế nhà nước phải chuyển đổi, mà còn giúp thành phần kinh tế đặc biệt này gia tăng được vai trò.

Chuyên đề “Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”, gồm 15 bài, với cơ cấu như các số thường lệ, bao gồm các chuyên mục: Hồ sơ (5 phần), Vấn đề và Bình luận (5 bài) và Bên lề sự kiện (5 bài).

Chuyên mục Hồ sơ gồm các phần cụ thể là: Nhận diện kỷ nguyên số; Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số; Khẳng định vai trò trong kỷ nguyên số; Chiến lược và hành động của một số khu vực, quốc gia trong kỷ nguyên số và Việt Nam: Tận dụng thời cơ để phát triển.

Chuyên mục Vấn đề và Bình luận gồm các bài: Một số vấn đề về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững; Cần thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt; Phát huy vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước; Chuyển đổi để gia tăng vai trò của kinh tế nhà nước; Chuyển đổi số và vai trò đầu tàu của kinh tế nhà nước.

Chuyên mục Bên lề sự kiện gồm các bài: Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển ngành hàng không: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong kỷ nguyên mới; Chương trình Bông Sen Vàng: Hành trình số hóa cải tiến đầy cống hiến; Ngành than và Quảng Ninh như hình với bóng; Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và bài toán chuyển đổi số.

Bên cạnh những thông tin liên quan đến chủ đề “Kinh tế nhà nước trong kỷ nguyên số”, chuyên san Hồ sơ sự kiện vẫn bám sát dòng thời sự chủ lưu trong nước và quốc tế, với các bài viết thuộc các chuyên mục: Kinh tế và Hội nhập, Phóng sự-Ghi chép, Cửa sổ nhìn ra thế giới, Tư liệu-Giải mật, Văn hóa-Xã hội, Chuyện xưa-Ngẫm nay.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ làm 'nóng' nghị trường chất vấn tại Quốc hội

Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề làm "nóng" nghị trường là quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.
11/11/2024

Khởi tố vụ án tại Công ty vàng bạc SJC: Độc quyền vàng miếng thu tỷ USD, lãi bèo

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với 6 bị can bị buộc tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông lớn độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC hoạt động ra sao?
10/11/2024

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.
06/11/2024

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024

Lý do chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết đang đánh giá tổng thể Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
25/08/2024

154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra vẫn chờ bổ sung quy hoạch

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Công Thương rà soát danh sách dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển sang, trước khi đề xuất cập nhật vào quy hoạch.
23/08/2024