Khi trí tuệ nhân tạo giảng bài tốt hơn giáo viên

Ngày 14/5 vừa qua, OpenAI đã cho ra mắt GPT4-o, một trong những mô hình ngôn ngữ lớn tiên tiến nhất tại thời điểm này. Trước mắt, có lẽ tác động của GPT4-o sẽ thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực giáo dục.

Với khả năng nhận diện hình ảnh, tương tác với người dùng bằng giọng nói theo thời gian thực (và nay đã hỗ trợ hơn 50 ngôn ngữ khác nhau), GPT-4o có tiềm năng trở thành một trợ lý ảo tháo vát, toàn diện cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Trước mắt, có lẽ tác động của GPT4-o sẽ thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực giáo dục.

Điều này được thể hiện rõ qua clip về bản thử nghiệm khả năng kèm học Toán của GPT-4o. Trong đoạn clip kéo dài hơn 3 phút, có thể thấy phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) này đã từng bước hướng dẫn con trai của Sal Khan (người sáng lập ra Khan Academy) giải một bài toán yêu cầu tính sin góc alpha của tam giác vuông một cách hết sức ân cần, điềm tĩnh và bài bản.

Đây không phải là kiến thức khó, thậm chí chỉ là kiến thức Toán học căn bản nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể giảng giải nó một cách dễ hiểu như cách GPT-4o đã làm, đặc biệt cho các em học sinh đã bị "hổng" về kiến thức. Có thể nói rằng, một trong những ưu điểm lớn nhất của AI trong vai trò "giáo viên" là sự kiên nhẫn và bao dung.

Hình ảnh mô tả bối cảnh tương lai với giao diện kỹ thuật số tinh xảo, hiển thị khả năng xử lý văn bản, hình ảnh và âm thanh của GPT-4o trong thời gian thực (Ảnh minh họa do AI tạo)

Hình ảnh mô tả bối cảnh tương lai với giao diện kỹ thuật số tinh xảo, hiển thị khả năng xử lý văn bản, hình ảnh và âm thanh của GPT-4o trong thời gian thực (Ảnh minh họa do AI tạo)

Không như một số thầy cô trên lớp, AI có thể lặp đi lặp lại bài giảng nhiều lần mà không hề tỏ ra mệt mỏi hay khó chịu. Nó cũng sẽ không "cảm thấy bất lực và phát điên" như nhiều phụ huynh khi kèm con học mỗi ngày. Khác với con người, AI không có quá khứ, hiện tại và tương lai, không có nỗi lo về việc bị người khác đánh giá nếu con "học dốt", không có những bực dọc đã tích tụ từ suốt một ngày làm việc dài và mệt mỏi, không có mối lo về việc cuối tháng phải trả tiền nhà, tiền điện nước. Chính vì thế, những phần mềm AI như ChatGPT, Claude hay Gemini luôn có thể vui vẻ, sẵn lòng điều chỉnh nội dung và cách giảng bài sao cho phù hợp nhất với năng lực và tốc độ tiếp thu của từng học sinh.

Sự ra đời của GPT-4o và các phần mềm AI giáo dục khác không phải là một diễn biến quá bất ngờ. Ngay từ khi viết cuốn "Canh bạc AI", tôi đã dự báo rằng AI có thể châm ngòi cho một cuộc "cách mạng giáo dục" nhờ khả năng cá nhân hóa nội dung học tập, giải thích các khái niệm ở nhiều cấp độ khác nhau, và đáp ứng linh hoạt nhu cầu của từng học sinh.

Thay vì áp dụng một giáo trình chung cho tất cả học sinh như hiện nay, AI sẽ cho phép mỗi em học theo một lộ trình riêng phù hợp với năng lực, sở thích và mục tiêu cá nhân. Với một khái niệm trong Vật lý hay Hóa học, AI có thể đưa ra vô số các cách giải thích ở những cấp độ và góc nhìn khác nhau. Điều này giúp "cá nhân hóa" kiến thức sao cho phù hợp với khả năng của từng người học. Các em sẽ được học đi học lại, học chậm hay học nhanh tùy theo nhu cầu của bản thân, thay vì bị gò ép vào một "khuôn mẫu" chung như trước.

Chính khả năng tùy biến tối đa này sẽ giúp học sinh chủ động tham gia vào việc học nhiều hơn, thay vì chỉ thụ động nghe giảng. Các em sẽ được trao quyền quyết định phương pháp học tập nào hiệu quả nhất với mình, từ đó tự tin khám phá tri thức mới mà không sợ bị "bỏ lại phía sau". Đây chính là chìa khóa để phát triển năng lực tự học suốt đời - vốn là mục tiêu cao nhất của giáo dục.

Bước phát triển của AI trong giáo dục chắc chưa thể "xóa sổ" nghề giáo, nhưng sẽ đòi hỏi giáo viên phải thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của mình. Thay vì chủ yếu tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, thầy cô sẽ cần dành phần lớn thời gian để định hướng tư duy, rèn luyện kỹ năng và truyền cảm hứng cho học sinh. Với sự hỗ trợ đắc lực của AI trong các nhiệm vụ như giảng bài hay chấm bài, giáo viên sẽ có điều kiện để toàn tâm toàn ý đóng vai trò như một "huấn luyện viên" (coach) đích thực, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện và được trang bị những kĩ năng thật sự thiết yếu để đối mặt với cuộc sống sau khi ra trường.

Trong vai trò mới này, thầy cô sẽ tập trung vào việc khơi gợi và nuôi dưỡng tư duy phản biện, khả năng sáng tạo và các kỹ năng mềm cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, các buổi tranh biện, thuyết trình và làm dự án. Việc đánh giá sẽ dựa trên sự tiến bộ xét trên cả mặt bằng chung lẫn những thang đánh giá "đặc thù" cho từng học sinh chứ không phụ thuộc vào điểm số.

Giáo viên cũng sẽ cần đóng vai người hướng dẫn các em cách khai thác tối ưu các công cụ AI để phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu của bản thân, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm chứng thông tin và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.

Để thực hiện tốt vai trò và khẳng định giá trị của mình trong kỷ nguyên của AI, mỗi giáo viên cũng cần nhận thức được rõ và tận dụng tối đa thế mạnh của chính mình để truyền cảm hứng cho học sinh theo những cách mà AI khó có thể làm được. Các thầy cô nên chủ động chia sẻ với học sinh của mình câu chuyện cuộc đời, hành trình học tập, quá trình khám phá và chinh phục tri thức của bản thân mình. Chẳng hạn, cô Lan, một giáo viên dạy Văn xuất thân từ vùng quê nghèo, có thể kể về quãng thời gian phải làm đủ nghề từ bán hàng rong, đến gia sư để trang trải cho việc học đại học. Bằng nỗ lực và quyết tâm phi thường, cô đã tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành giáo viên như ngày hôm nay. Những trải nghiệm sống động, chân thực vốn chỉ có được sau nhiều năm va vấp (mà máy móc không thể có được) sẽ giúp các em cảm nhận được giá trị thực của kiến thức, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa và vẻ đẹp của việc học, cũng như tiếp thêm sức mạnh để các bạn học sinh dám ước mơ lớn và bền bỉ theo đuổi đến cùng.

Việc truyền cảm hứng cho các em học sinh, sinh viên, sẽ đòi hỏi sự chủ động, và cởi mở của người thầy. Để trở thành "hạt nhân" thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành toàn diện của học sinh, mỗi giáo viên cũng cần dành thời gian chiêm nghiệm về cuộc đời của chính mình, từ đó nhận thức rõ về "bản sắc" của riêng mình, cũng như những thông điệp và bài học quý giá để chia sẻ với các em. Đây là vai trò mà AI khó có thể thay thế trong một tương lai gần, và cũng chính là "chìa khóa" giúp nghề giáo khẳng định vị thế của mình trong kỷ nguyên số hóa và trí tuệ nhân tạo.

Tác giả: Ngô Di Lân là Tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế (Đại học Brandeis, Mỹ). Các mối quan tâm nghiên cứu chính của anh bao gồm: an ninh quốc tế, xung đột vũ trang, tác động của AI đối với quan hệ quốc tế và các ứng dụng của AI trong hoạch định chiến lược & chính sách an ninh quốc gia.
Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Topes tích cực gia nhập thị trường Việt Nam với giải pháp giám sát giao thông hiện đại

Topes là đơn vị hàng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực giám sát giao thông tự động và hệ thống giao thông thông minh, vui mừng thông báo về kế hoạch mở rộng chiến lược vào thị trường Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm phát triển các công nghệ quản lý giao thông tiên tiến, Topes cam kết đóng góp vào quá trình chuyển đổi số của Việt Nam và cải thiện an toàn giao thông thông qua các giải pháp sáng tạo.
02/04/2025

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính, đột phá quan trọng hàng đầu

Ngày 1/4, đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển đất nước. Trách nhiệm đối với Bộ nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
02/04/2025

Bí quyết giúp Hồ Ngọc Hà luôn rạng rỡ ở tuổi 40

Là một trong những biểu tượng của sắc đẹp và phong cách của showbiz Việt, Hồ Ngọc Hà luôn khiến công chúng ngưỡng mộ với nhan sắc không tuổi. Dù đã bước vào độ tuổi 40 và là bà mẹ ba con, cô vẫn giữ được diện mạo trẻ trung, làn da căng mịn và thần thái rạng rỡ. Bí quyết giúp nữ ca sĩ giữ gìn được vẻ đẹp không tuổi chính là duy trì 19 năm liên tiếp thực hiện Thermage FLX - công nghệ nâng cơ, trẻ hóa da không xâm lấn hàng đầu thế giới tại Phòng khám Thanh Hằng Beauty Medi.
01/04/2025

Samsung Khởi Động Cuộc Thi “Solve for Tomorrow 2025” Tại Việt Nam

Cuộc thi Solve for Tomorrow được Samsung Việt Nam tổ chức nhằm khuyến khích học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM. Năm nay, lần đầu tiên có nội dung đào tạo về AI cho học sinh…
28/03/2025

Thủ tướng: Cần cơ chế để nhà khoa học muốn vào Việt Nam 'lúc nào cũng được'

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, cần ''cơ chế đặc biệt'' để thu hút nhân lực nước ngoài, trong đó có các chính sách gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, đất đai, visa...
15/02/2025

'Trí thức, nhà khoa học phải đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về AI'

Theo Tổng Bí thư, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo.
30/12/2024

Người dùng mạng xã hội bắt đầu phải xác thực bằng số điện thoại

Nghị định 147 với quy định xác thực tài khoản bằng số điện thoại tại Việt Nam có hiệu lực từ 25/12, các đơn vị sẽ có thời gian 90 ngày để thực hiện.
25/12/2024

Hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN để thúc đẩy chuyển đổi số tốt hơn

Nhấn mạnh điều quan trọng khi hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN là sẽ có một bộ mới mạnh hơn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ việc này sẽ giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia tốt hơn.
10/12/2024

Yêu cầu sớm đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện

Bộ TT&TT được yêu cầu, trước ngày 30/11, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực trạng, đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện tại các thôn, bản.
23/11/2024

Góp ý xây dựng dự thảo các nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Ngày 7/11, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố.
08/11/2024

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Trách nhiệm và bản lĩnh nhà báo

Trong bối cảnh công nghệ phát triển, làm gì để bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của không gian mạng là vấn đề của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông.
04/11/2024

Hàng nghìn tên miền '.vn' bị dùng để lừa đảo

Trong hơn 12.000 tên miền bị lạm dụng cho hành vi vi phạm pháp luật có 19% là tên miền ".vn", như để lừa tải app dịch vụ công giả mạo.
25/10/2024