Hai tuần phải trả lời - Nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm hành chính - Công vụ

"Doanh nghiệp đề xuất, được hay không thì phải trả lời; cứ 'ỉm đi' là không được!" – phát biểu dứt khoát này của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ là một tuyên bố, mà là một mệnh lệnh cải cách, một tín hiệu cảnh tỉnh mạnh mẽ gửi đến toàn bộ hệ thống hành chính – từ Trung ương đến địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện
 hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khi niềm tin thị trường đang bị thử thách, khi hàng vạn doanh nghiệp phải loay hoay trong mê cung thủ tục, thì cam kết "giải quyết trong vòng 2 tuần" với mọi kiến nghị từ doanh nghiệp chính là một cú hích thể chế, một lời hiệu triệu nhằm xoay chuyển bộ máy phục vụ, từng bước khôi phục lòng tin – tài sản quý giá nhất của môi trường kinh doanh.

Một mệnh lệnh có tính cách mạng: chấm dứt sự vô cảm của cán bộ

Trên thực tế, một trong những rào cản vô hình nhưng nguy hiểm nhất với doanh nghiệp không phải là chính sách thiếu, mà là chính sách không được thực thi kịp thời. Kiến nghị gửi đi rồi "rơi vào khoảng không", không biết ai xử lý, bao giờ được xử lý, kết quả ra sao – chính là thứ đã làm hao mòn sự kiên nhẫn và tinh thần khởi nghiệp của không ít doanh nhân. Lớn hơn thế, nó làm cho các doanh nghiệp mất đi các cơ hội làm ăn.

Bởi vậy, việc Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải phản hồi trong vòng 2 tuần, dù đồng ý hay không, chính là hành động chấn chỉnh lại thái độ công vụ. Nó đặt dấu chấm hết cho sự im lặng vô trách nhiệm, và mở ra kỳ vọng về một nền hành chính năng động, kịp thời, có trách nhiệm. Hay nói cách khác, đó là chấm dứt thói vô cảm của một bộ phận cán bộ công chức.

Không còn là "quy trình nội bộ", mà là cam kết công vụ

Thông điệp "cứ ỉm đi là không được" cũng đặt ra một chuẩn mực mới trong quản trị công: thủ tục hành chính không còn là việc nội bộ của cơ quan nhà nước, mà là cam kết công khai với xã hội, với doanh nghiệp.

Thay vì giữ hồ sơ trong ngăn bàn, trì hoãn vô thời hạn, nay cán bộ, công chức bắt buộc phải đối diện với thực tế – hoặc hành động, hoặc phải chịu trách nhiệm. Một nền hành chính chỉ đáng tin khi từ chối cũng minh bạch như chấp thuận, và giải thích rõ ràng như một bổn phận chứ không phải "ân huệ".

Tư duy phục vụ thay thế tư duy kiểm soát

Bản chất sâu xa của chỉ đạo này là chuyển đổi tư duy – từ tư duy "kiểm soát để hạn chế rủi ro" sang tư duy "phục vụ để kiến tạo cơ hội". Khi các bộ ngành phải phản hồi trong 2 tuần, nghĩa là họ phải chủ động, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thay vì né tránh, đùn đẩy.

Đây là bước tiếp nối tư duy hành động mà Chính phủ đã kiên định theo đuổi suốt thời gian qua: lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy hiệu quả làm thước đo và lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu cuối cùng.

Thời gian qua, nhiều địa phương tổ chức chương trình "Cà phê doanh nhân"
để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp

Muốn xoay chuyển, phải thúc đẩy bộ máy

Tuy nhiên, mệnh lệnh 2 tuần chỉ có ý nghĩa nếu toàn bộ bộ máy hành chính thực sự vận động. Muốn vậy, phải dẹp bỏ tâm lý "làm ít, sai ít", vốn là căn bệnh trầm kha của nhiều cơ quan công quyền. Nhiều cán bộ sợ trách nhiệm, không dám ký, không dám quyết. Chính nỗi sợ này đã kéo chậm tiến trình cải cách và làm tê liệt tinh thần phục vụ.

Chính phủ cần có cơ chế bảo vệ người dám làm, song song với việc truy trách nhiệm người làm sai hoặc không làm gì cả. Hệ thống cũng cần được thiết kế lại theo hướng tinh gọn, phân rõ trách nhiệm, có đầu mối chịu trách nhiệm cuối cùng cho từng nhóm vấn đề.

Không thể chuyển động nếu không có công cụ giám sát và minh bạch

Một cơ chế xử lý kiến nghị doanh nghiệp trong 2 tuần cần đi kèm với hệ thống công khai tiến độ: mỗi kiến nghị phải được mã hóa, cập nhật tình trạng xử lý theo thời gian thực. Mỗi bộ, ngành, địa phương phải định kỳ báo cáo số lượng kiến nghị đã xử lý, đang xử lý và bị quá hạn. Chỉ khi mọi việc được "soi đèn", thì bộ máy mới thật sự chuyển động. Cũng cần công khai kết quả xử lý trên các nền tảng để người dân, doanh nghiệp biết, giám sát.

Đồng thời, tiến độ xử lý phải trở thành một chỉ số đánh giá thi đua, một KPI bắt buộc. Nơi nào để kiến nghị "rơi vào im lặng", nơi đó phải bị điểm tên. Và nơi nào xử lý tốt, minh bạch, có trách nhiệm – cần được biểu dương và nhân rộng.

Không còn đường lùi cho sự trì trệ

 

Quyết định của Thủ tướng không dừng lại ở một tuyên bố chính trị. Đó là một chỉ thị có hiệu lực thực thi, một thông điệp mệnh lệnh được truyền trực tiếp đến từng bàn làm việc trong bộ máy hành chính.

Đã đến lúc từng bộ trưởng, từng chủ tịch UBND tỉnh, từng cục trưởng, vụ trưởng… cần tự nhìn lại mình, tự chất vấn lương tâm công vụ:

– Mình đã thực sự xử lý kiến nghị của doanh nghiệp đúng hạn chưa?

– Mình đã hành động vì lợi ích chung hay vẫn còn né tránh, đùn đẩy?

– Mình đã xứng đáng với cương vị được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó chưa?

Đây không chỉ là câu hỏi dành cho từng cá nhân, mà là phép thử cho tinh thần trách nhiệm và năng lực cải cách của cả bộ máy.

Cải cách không phải là khẩu hiệu, mà là hành động

Phục hồi niềm tin không đến từ những bản báo cáo tốt đẹp, mà đến từ từng kiến nghị được trả lời đúng hạn, từng vướng mắc được tháo gỡ rốt ráo, từng người dân và doanh nghiệp cảm thấy được tôn trọng.

Nếu Chính phủ quyết liệt, nhưng bộ, ngành và địa phương không chuyển động, thì cải cách sẽ bị treo trên giấy. Nhưng nếu bộ máy thực sự đồng lòng, thì chỉ một mệnh lệnh 2 tuần thôi cũng có thể trở thành chất xúc tác cho một cuộc cải tổ hành chính âm thầm nhưng sâu sắc – một cải tổ để nâng bước doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực quốc gia và thúc đẩy đất nước tiến về phía trước.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

13.699 hộ kinh doanh nộp thuế khoán đã chuyển sang nộp thuế theo phương pháp kê khai

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 13.699 hộ kinh doanh nộp thuế khoán chuyển đổi sang nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đặc biệt, 1.474 hộ kinh doanh chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp.
11/07/2025

Doanh nghiệp bị làm khó vì quy định bất hợp lý của đơn vị quản lý

Công ty TNHH Sản xuất phân bón CPF Potash đầu tư gần 200 tỷ đồng vào nhà máy tại Khu công nghiệp Cầu Cảng Phước Đông. Tuy nhiên hiện tại, việc sản xuất của Công ty bị đình trệ do các quy định bất hợp lý từ phía đơn vị quản lý Khu công nghiệp là Công ty IMG Phước Đông (IPD).
10/07/2025

Thách thức truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam

Việt Nam đã có các tiêu chuẩn, công nghệ giúp truy xuất, quản lý nguồn gốc hàng hóa, nhưng việc triển khai còn nhiều thách thức về dữ liệu, mã định danh.
09/07/2025

Đề xuất đưa startup định giá 100 triệu USD thành chuẩn kỳ lân Việt Nam

Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ đề xuất đưa nhóm startup định giá 100 triệu USD thành chuẩn kỳ lân Việt Nam, tạo bệ phóng để họ có đà trở thành kỳ lân tỷ USD.
02/07/2025

TẠM DỪNG các hệ thống THUẾ ĐIỆN TỬ

Cục Thuế ban hành Thông báo số 418/TB-CT ngày 25/6/2025 về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử.
27/06/2025

Thông qua Nghị quyết giảm Thuế giá trị gia tăng

Với 452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu), Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội về giảm Thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
26/06/2025

"Ăn Cùng Bà Tuyết" thu gần 100 tỷ đồng trên TikTok Shop, Shopee sau nửa năm

Trong gần 6 tháng, các sản phẩm của thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" đạt doanh thu 96 tỷ đồng với hơn 868.000 sản phẩm bán ra trên TikTok Shop và Shopee. Riêng TikTok Shop, đạt doanh thu 91,6 tỷ đồng.
24/06/2025

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng 17/6, với 455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
18/06/2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Hướng dẫn chi tiết hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
17/06/2025

Bán tài sản của Nhà máy xi măng Hữu Nghị (Phú Thọ): Tài sản THA có bị bán trái pháp luật?

Luật sư cho rằng, việc thẩm phán ban hành Công văn số 188/CV-PS ngày 20/5/2025 cho phép bán đấu giá tài sản của Công ty Hữu Nghị theo thủ tục phá sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thi hành án và đấu giá tài sản, ảnh hưởng tới quyền và lợi hợp pháp của các đương sự tại vụ án “Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản” mà TAND TP. Hà Nội đang giải quyết.
14/06/2025

Thủ tướng: Nghiên cứu hỗ trợ chi phí cho hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
13/06/2025

Hộ kinh doanh lộ doanh thu lớn khi kê khai thực tế

Xuất hóa đơn bán hàng, kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế, tính thuế theo kê khai thực tế đang lộ ra những 'mỏ thuế' từ các hộ kinh doanh.
11/06/2025