Hà Nội và Thái Nguyên tăng cường liên kết phát triển du lịch

Sở Du lịch Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Sở Du lịch Hà Nội cùng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên tại Hà Nội năm 2025.

Hội nghĩ đã nhận được nhiều tham luận của các đại biểu khẳng định tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh Thái Nguyên cũng như chia sẻ những giải pháp, ý tưởng về các sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn sẽ được tổ chức tại Thái Nguyên.

Ông Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, sở hữu hơn 1.000 di tích, gần 300 làng nghề và trên 300 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao. Đây là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch tự nhiên, văn hóa và cộng đồng.

Tỉnh có thế mạnh du lịch sinh thái nhờ cảnh quan đa dạng: núi, rừng, sông, hồ, thác nước, đồi chè xanh trải dài. 

Đẩy mạnh quảng bá văn hóa đậm tính bản địa của Thái Nguyên

Thái Nguyên còn là "cái nôi cách mạng" với các di tích lịch sử nổi bật như An toàn khu Định Hóa, Đại đội 915... Bên cạnh du lịch về nguồn, tỉnh có thế mạnh du lịch sinh thái nhờ cảnh quan đa dạng: núi, rừng, sông, hồ, thác nước, đồi chè xanh trải dài – nổi bật là Hồ Núi Cốc, Hồ Ghềnh Chè, Tam Đảo, Tân Cương...

 

Là thủ phủ chè cả nước với diện tích 22.200 ha, sản lượng búp tươi 267.500 tấn/năm, tổng thu ước đạt hơn 13.000 tỷ đồng, Thái Nguyên còn nổi tiếng với nghệ thuật thưởng trà - "Đệ nhất danh trà". Nhiều cơ sở đã đầu tư không gian trải nghiệm chè, lưu trú, ẩm thực, góp phần thu hút du khách.

Ông Lê Ngọc Linh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội nghị.

Hiện tỉnh có 12 điểm du lịch được công nhận, tiêu biểu là Khu bảo tồn làng nhà sàn Thái Hải - đạt danh hiệu "Làng du lịch tốt nhất thế giới 2022" và "Làng du lịch cộng đồng ASEAN 2025".

Đặc biệt, tỉnh đã phối hợp Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phát triển tuyến du lịch Hà Nội - Thái Nguyên gắn với quảng bá văn hóa trà. Các hoạt động bao gồm: Trưng bày sản phẩm OCOP tại ga, trang trí đoàn tàu theo chủ đề trà, phát triển cảnh quan ven tuyến và hợp tác doanh nghiệp kích cầu du lịch. 

Tại Hội nghị, bà Trần Nữ Ngọc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết, Thái Nguyên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cầu nối văn hóa và động lực phát triển bền vững. Tỉnh đang tập trung vào ba trụ cột chính: Phát triển hệ sinh thái sản phẩm du lịch kết hợp truyền thống và hiện đại; nâng cao chất lượng dịch vụ lấy du khách làm trung tâm; và huy động tổng lực từ chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng để xây dựng thương hiệu "Du lịch Thái Nguyên".

Tỉnh Thái Nguyên đang khai thác thế mạnh về lịch sử công nghiệp với các tour chuyên đề về ngành gang thép, kết hợp thăm nhà máy và các khu công nghiệp như Yên Bình. Hạ tầng du lịch thể thao đang được đầu tư mạnh: Sân vận động mới khánh thành, hai sân golf lớn sẽ ra mắt năm 2025 và khu nghỉ dưỡng 6 sao Flamingo khai trương năm 2026.

Mặt khác, Thái Nguyên khôi phục văn hóa truyền thống, phát triển võ thuật cổ truyền như một sản phẩm du lịch mang tính giáo dục và bảo tồn di sản. Tỉnh cũng thúc đẩy du lịch bền vững với các chương trình phối hợp doanh nghiệp như May Plaza, tổ chức Gala Dinner trà, "Trà nương truyền thống", tour bảo tàng đêm, trồng cây tại vùng trà.

Với định hướng mới của tỉnh là kết hợp yếu tố bản địa với công nghệ, truyền thông sáng tạo và chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch. Từ chỗ chỉ nổi tiếng với Hồ Núi Cốc, chè Tân Cương hay ATK, Thái Nguyên đang chuyển mình bằng những sản phẩm du lịch khác biệt và trải nghiệm sâu.

Bà Trần Nữ Ngọc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu đón 6 triệu lượt khách, gần gấp đôi năm trước.

 

Nổi bật là tàu du lịch "Hành trình trải nghiệm văn hóa trà" đưa du khách khám phá bốn vùng chè danh tiếng: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài, Phú Lương. Văn hóa trà được nâng tầm thành nghệ thuật thưởng trà, gắn với ẩm thực và sức khỏe. Cùng với đó, Thái Nguyên phát triển tour bảo tàng về đêm, kết hợp ánh sáng, trình diễn nghệ thuật, và công bố 153 món ăn chế biến từ trà - khẳng định chè là nguyên liệu chủ đạo trong ẩm thực xanh, sạch, tốt cho sức khỏe.

Để đạt mục tiêu, tỉnh mở rộng thị trường, hướng đến nhóm khách mới như học sinh, sinh viên, khách công tác, chuyên gia tại khu công nghiệp, và khách MICE. Các tour linh hoạt nửa ngày, 1 ngày, hoặc 2 ngày 1 đêm được thiết kế để kết hợp giữa công việc và trải nghiệm du lịch đặc trưng", bà Ngọc Anh chia sẻ.

Với du khách quốc tế, Thái Nguyên kỳ vọng thu hút bằng các tour trải nghiệm văn hóa trà, ẩm thực trà, du lịch cộng đồng và khám phá thiên nhiên vùng trung du. Tỉnh cũng từng bước nâng cấp hạ tầng lưu trú, khách sạn, trung tâm hội nghị để phục vụ đoàn khách quy mô lớn, hướng đến xây dựng Thái Nguyên thành điểm đến đậm bản sắc, hấp dẫn và đáng nhớ trong lòng du khách.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Chính Nam, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên trong kết nối Thủ đô với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Với mong muốn khôi phục tuyến tàu khách này, Tổng công ty sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái Nguyên để không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là quảng bá văn hóa trà "đệ nhất danh trà" của Việt Nam.

Tuyến đường sắt thuận tiện mở ra tiềm năng phát triển các tour trải nghiệm độc đáo như tham quan đồi chè, thưởng trà đạo, tìm hiểu quy trình chế biến trà và khám phá không gian văn hóa bản địa. Từ ga Lưu Xá, du khách có thể dễ dàng đến các điểm nổi tiếng như Tân Cương, Hồ Núi Cốc, khu di tích ATK Định Hóa…

Ông Nam cũng cho biết, Tổng công ty Đường sắt sẽ tổ chức các chuyến tàu chuyên biệt như "Tàu Trà đạo", thiết kế toa xe mang đậm phong cách văn hóa trà; phối hợp doanh nghiệp du lịch xây dựng chính sách kích cầu, trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP tại nhà ga, đồng thời đẩy mạnh truyền thông quảng bá tuyến tàu và văn hóa trà Thái Nguyên trên các nền tảng số và báo chí.

Ông Trần Trung Hiếu: "Ngành du lịch Thủ đô cam kết đồng hành và ủng hộ các hoạt động của ngành du lịch Thái Nguyên"

 

Hà Nội và Thái Nguyên tăng cường liên kết phát triển du lịch

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Tiến Dũng, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội (HUTC) cho rằng, Thái Nguyên đang có rất nhiều sản phẩm du lịch tiềm năng. Nếu ngành du lịch có chính sách khai thác đúng, chỉ riêng dòng khách chuyên gia làm việc tại đây cũng đã là một nguồn khách quốc tế đáng kể. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự chuẩn bị về nhân lực, hướng dẫn viên, hạ tầng và dịch vụ an toàn. Ngoài ra, để thu hút khách quốc tế và cao cấp,ông Phạm Tiến Dũng lưu ý, Thái Nguyên cần nâng tầm sản phẩm trà từ "danh trà" thành "nghệ thuật thưởng trà" đẳng cấp, kết hợp với du lịch sinh thái, ẩm thực trà, trải nghiệm văn hóa bản địa, biến trà Thái Nguyên thành câu chuyện đặc sắc, mang tầm quốc tế.

Tại Hội nghị, ông Trần Trung Hiếu, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, Hà Nội và Thái Nguyên có mối liên kết trên nhiều phương diện; bao gồm sự gắn kết về quy hoạch trong vùng Thủ đô Hà Nội, kinh tế, giao thông và du lịch, cùng với mục tiêu chung là phát triển toàn diện của cả vùng.

Hệ thống giao thông kết nối (cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không) ngày càng được đầu tư phát triển, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và tăng cường kết nối kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai địa phương. Đặc biệt sự liên kết và hợp tác trong phát triển du lịch giữa Hà Nội và Thái Nguyên, với các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chung, hoạt động khảo sát trao đổi kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tăng cường quản lý đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi.

Cũng theo ông Hiếu, trên bản đồ du lịch Việt Nam, Thái Nguyên đầy tiềm năng, nổi lên là điểm đến hấp dẫn, đang trên đà phát triển mạnh mẽ (tăng trưởng khách trên 30% năm 2024), có những sản phẩm du lịch độc đáo và dần khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam, đặc biệt trong các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái và cộng đồng...

Để sự liên kết này chặt chẽ và đem lại hiệu quả cao, theo ông Trần Trung Hiếu, 2 địa phương cần tiếp tục tập trung xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của các địa phương theo hướng tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và hấp dẫn du khách. "Đơn cử, việc hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và Tổng công ty đường sắt Việt Nam hôm nay để triển khai sản phẩm du lịch đường sắt ra mắt sắp tới sẽ góp phần thúc đẩy liên kết tuyến mạnh mẽ, thực sự độc đáo, hấp dẫn từ Thủ đô tới xứ Trà", ông Hiếu nhấn mạnh.

Hai địa phương cũng phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các phương tiện, các kênh truyền thông của các địa phương. Đồng thời, phối hợp tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá, xúc tiến, mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước; tích cực tham gia các sự kiện của nhau, hàng năm phối hợp tổ chức từ 1-2 chương trình, sự kiện du lịch chung.

Bên cạnh đó, việc tăng cường trao đổi thông tin quản lý; đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, an toàn, thân thiện cho du khách giữa hai địa phương. Nhất là tiếp tục phối hợp tổ chức đoàn FAM cho các doanh nghiệp lữ hành khảo sát phát triển tour du lịch mới kết nối Hà Nội - Thái Nguyên. Theo ông Trần Trung Hiếu, sự liên kết, phối hợp giữa Hà Nội với Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của hai địa phương. Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung của các địa phương và cả nước.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

13.699 hộ kinh doanh nộp thuế khoán đã chuyển sang nộp thuế theo phương pháp kê khai

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 13.699 hộ kinh doanh nộp thuế khoán chuyển đổi sang nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đặc biệt, 1.474 hộ kinh doanh chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp.
11/07/2025

Doanh nghiệp bị làm khó vì quy định bất hợp lý của đơn vị quản lý

Công ty TNHH Sản xuất phân bón CPF Potash đầu tư gần 200 tỷ đồng vào nhà máy tại Khu công nghiệp Cầu Cảng Phước Đông. Tuy nhiên hiện tại, việc sản xuất của Công ty bị đình trệ do các quy định bất hợp lý từ phía đơn vị quản lý Khu công nghiệp là Công ty IMG Phước Đông (IPD).
10/07/2025

Thách thức truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam

Việt Nam đã có các tiêu chuẩn, công nghệ giúp truy xuất, quản lý nguồn gốc hàng hóa, nhưng việc triển khai còn nhiều thách thức về dữ liệu, mã định danh.
09/07/2025

Đề xuất đưa startup định giá 100 triệu USD thành chuẩn kỳ lân Việt Nam

Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ đề xuất đưa nhóm startup định giá 100 triệu USD thành chuẩn kỳ lân Việt Nam, tạo bệ phóng để họ có đà trở thành kỳ lân tỷ USD.
02/07/2025

TẠM DỪNG các hệ thống THUẾ ĐIỆN TỬ

Cục Thuế ban hành Thông báo số 418/TB-CT ngày 25/6/2025 về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử.
27/06/2025

Thông qua Nghị quyết giảm Thuế giá trị gia tăng

Với 452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu), Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội về giảm Thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
26/06/2025

"Ăn Cùng Bà Tuyết" thu gần 100 tỷ đồng trên TikTok Shop, Shopee sau nửa năm

Trong gần 6 tháng, các sản phẩm của thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" đạt doanh thu 96 tỷ đồng với hơn 868.000 sản phẩm bán ra trên TikTok Shop và Shopee. Riêng TikTok Shop, đạt doanh thu 91,6 tỷ đồng.
24/06/2025

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng 17/6, với 455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
18/06/2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Hướng dẫn chi tiết hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
17/06/2025

Bán tài sản của Nhà máy xi măng Hữu Nghị (Phú Thọ): Tài sản THA có bị bán trái pháp luật?

Luật sư cho rằng, việc thẩm phán ban hành Công văn số 188/CV-PS ngày 20/5/2025 cho phép bán đấu giá tài sản của Công ty Hữu Nghị theo thủ tục phá sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thi hành án và đấu giá tài sản, ảnh hưởng tới quyền và lợi hợp pháp của các đương sự tại vụ án “Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản” mà TAND TP. Hà Nội đang giải quyết.
14/06/2025

Thủ tướng: Nghiên cứu hỗ trợ chi phí cho hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
13/06/2025

Hộ kinh doanh lộ doanh thu lớn khi kê khai thực tế

Xuất hóa đơn bán hàng, kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế, tính thuế theo kê khai thực tế đang lộ ra những 'mỏ thuế' từ các hộ kinh doanh.
11/06/2025