Hà Nội: Cây xanh bật gốc sau bão, lộ ra nhiều ‘chuyện lạ’

Hàng loạt cây xanh trên các phố phường Hà Nội bị bão Yagi quật đổ, đã hé lộ ra nhiều “chuyện lạ”

Cơn bão số 3 – bão Yagi tràn qua nhiều tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội… gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Sau bão Yagi, hàng loạt cây xanh tại Hà Nội bị quật đổ (Ảnh: Văn Thi)
Sau bão Yagi, hàng loạt cây xanh tại Hà Nội bị quật đổ (Ảnh: Văn Thi)

Riêng tại Hà Nội, hậu quả dễ thấy nhất mà bão số 3 gây ra là khung cảnh ngổn ngang cây xanh đổ ra đường ở nhiều tuyến phố, gồm: Cây cổ thụ và các cây mới trồng.

Theo thống kê, đến sáng hôm nay (8/9) có 14.660 cây đổ và cành gãy, trong đó có 14.272 cây đổ.

 

Trong hàng ngàn cây xanh bật gốc có những cây cổ thụ bị bão tàn phá, quật đổ (Ảnh: Văn Thi).
Trong hàng ngàn cây xanh bật gốc có những cây cổ thụ bị bão tàn phá, quật đổ (Ảnh: Văn Thi).

 

 

 

Cây xanh đổ không chỉ gây ách tắc giao thông, mà còn khiến nhiều phương tiện, tài sản bị hư hại; một số người kém may mắn bị cây đổ ra đường đè vào dẫn tới thương vong.

 

Hàng loạt cây xanh đổ bên cạnh nguyên nhân do bão cũng có những hoài nghi về việc cây đổ không chỉ có nguyên nhân của thiên tai (Ảnh: Văn Thi).
Hàng loạt cây xanh đổ bên cạnh nguyên nhân do bão cũng có những hoài nghi về việc cây đổ không chỉ có nguyên nhân của thiên tai (Ảnh: Văn Thi).

 

Bên cạnh đó, nó còn để lại không ít băn khoăn, suy ngẫm và cả những hoài nghi, bởi nhiều cây xanh khi bị bão quật đổ đã lộ ra những dấu hiệu bất thường và nhiều “chuyện lạ”

 

Ghi nhận của Báo Công Thương trong ngày 8/9 cho thấy, ở nhiều tuyến phố, bên cạnh những cây cổ thụ bị gió quật đổ thì có rất nhiều cây mới trồng bật gốc với nhiều dấu hiệu bất thường…

 

Cây xanh trên đường Hoàng Quốc Việt bật gốc để lại nhiều bất thường về kỹ thuật trồng (Ảnh: Văn Thi)
Cây xanh trên đường Hoàng Quốc Việt bật gốc để lại nhiều bất thường về kỹ thuật trồng (Ảnh: Văn Thi)

 

Cụ thể, tại tuyến phố Xuân Tảo (quận Tây Hồ, Hà Nội) chỉ khoảng vài trăm mét có hàng chục cây xanh bị đổ. Đây là tuyến phố mới, cây xanh mới trồng được một thời gian.

 

​​​Điều đáng ngạc nhiên, các cây đổ thường được trồng “mới”, có dấu hiệu trồng không đảm bảo kỹ thuật với hố nông, bên cạnh không có cột chống đỡ…

 

Tại đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, cây mới trồng đổ gục sau bão cho thấy dường như bầu đất kém, cây trồng không đảm bảo khiến rễ kém, độ bám đất yếu.

 

Cây xanh tại đường Khuất Duy Tiến bật gốc đã lộ mối liên hệ giữa cây và đất có dấu hiệu rời rạc (Ảnh: Văn Minh).
Cây xanh tại đường Khuất Duy Tiến bật gốc đã lộ mối liên hệ giữa cây và đất có dấu hiệu rời rạc (Ảnh: Văn Minh).

 

Tại đường Khuất Duy Tiến, cây đổ đã lộ rõ phần tiếp xúc của rễ và đất rất rời rạc, hố trồng cho thấy gần như “cây và đất không liên quan với nhau”…

 

Thậm chí, theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương vào lúc 18h ngày 8/9, tại đường Đoàn Khuê (quận Long Biên), “cây xanh” chỉ được trồng bằng thân, không có bầu và gốc, cho thấy quy trình trồng cây rất có vấn đề.

 

Sau khi hàng loạt cây đổ, không ít những hoài nghi, băn khoăn về kỹ thuật trồng cây tại Hà Nội (Ảnh: Văn Minh)
Sau khi hàng loạt cây đổ, không ít những hoài nghi, băn khoăn về kỹ thuật trồng cây tại Hà Nội (Ảnh: Văn Minh)

 

Trao đổi với Báo Công Thương, GS.TS Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng cho biết, việc cây đổ là không tránh khỏi. Kể cả ở nước ngoài, khi có bão, cũng có nhiều cây đổ.

 

Để hạn chế vấn đề này, theo ông Liên, cần phải chú trọng, xem xét các yếu tố kỹ thuật trồng cây, tìm loại cây nào cho phù hợp… Sau khi trồng thì phải chống, cả hai vấn đề đều rất quan trọng cho cây phát triển khỏe mạnh, có thể chống chọi tốt hơn.

 

Cây được trồng không bầu, không gốc bật đổ để lại nhiều dấu hỏi về việc cây xanh ở Hà Nội (Ảnh: Ngọc Hoàn).
Cây được trồng không bầu, không gốc bật đổ để lại nhiều dấu hỏi về việc cây xanh ở Hà Nội (Ảnh: Ngọc Hoàn).

 

Dẫn giải cho ý kiến này, GS.TS Nguyễn Văn Liên lấy ví dụ, gần nhà ông có nhiều cây xanh sau khi trồng đã được người dân chằng, chống rất cẩn thận, chắc chắn nên cơn bão vừa qua đổ bộ vào Hà Nội, những cây chống chắc đều không bị đổ.

 

Hình ảnh cây trồng không gốc được phóng viên Báo Công Thương ghi nhận vào chiều hôm nay cho thấy những bất cập, cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ vấn đề này để tránh những rủi ro (Ảnh: Ngọc Hoàn).
Hình ảnh cây trồng không gốc được phóng viên Báo Công Thương ghi nhận vào chiều hôm nay cho thấy những bất cập, cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ vấn đề này để tránh những rủi ro (Ảnh: Ngọc Hoàn).

 

Hàng năm, Hà Nội chi ra hàng trăm tỷ đồng để chỉnh trang đô thị, trong đó có việc trồng mới và cắt tỉa cây xanh. Những nỗ lực mà thành phố Hà Nội đang làm đã đem lại một đô thị văn minh, xanh, sạch đẹp, các tuyến phố khang trang… được người dân ghi nhận.

 

Thế nhưng, với việc hết năm này qua năm khác, cứ mưa lớn, giông lốc là cây xanh đổ đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân; đồng thời lộ ra những dấu hiệu bất thường như đề cập ở trên là một vấn đề rất đáng suy ngẫm.

 

Trước khi bão Yagi đổ bộ, từng có cây xanh bật gốc đè người đi đường tại quận Hoàng Mai khiến 2 người thương vong (Ảnh: Bạn đọc cung cấp).
Trước khi bão Yagi đổ bộ, từng có cây xanh bật gốc đè người đi đường tại quận Hoàng Mai khiến 2 người thương vong (Ảnh: Bạn đọc cung cấp).

 

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ, rà soát nghiêm ngặt, nghiên cứu kỹ lưỡng trồng loại cây nào cho phù hợp hơn là việc trồng lấy số lượng. Đồng thời, cần vào cuộc rà soát, xử lý thật nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp nào nếu trồng cây không đảm bảo kỹ thuật để tránh những hậu họa với người dân khi có mưa bão về...

 

Theo Báo Công Thương Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Truy nã cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ở Bình Dương

Cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ở Bình Dương được xác định phê duyệt nhiều dự án phân lô bán nền trái phép, sau đó đã bỏ trốn khiến cơ quan công an phải truy nã.
30/09/2024

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.
19/09/2024

Tiếp tục tìm nhà đầu tư khu đô thị hơn 2.400 tỷ đồng ở Đông Anh

Khu đô thị hơn 2.400 tỷ đồng ở xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) tiếp tục được mời đầu tư đến 3/10, vì chỉ có một đơn vị đáp ứng sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm.
17/09/2024

Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý đầu cơ, thổi giá đất

Đánh giá có hiện tượng tung tin đồn thổi, mua đi bán lại nhằm đẩy giá bất động sản, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát.
13/09/2024

Cao Bằng: Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở vùi lấp xe ô tô

Chiều 11/9, đại diện Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, tính đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 17 người, đang vớt 2, bị thương 1, đang tìm kiếm khoảng 15 đến 17 người trong vụ sạt lở gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên địa huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
11/09/2024

Ngập lụt tại miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo khí tượng thủy văn, đánh giá khả năng tiêu thoát lũ đang diễn ra chậm nên thời gian ngập lụt còn kéo dài khoảng 2-3 ngày tới.
11/09/2024

Hỗ trợ 380 tỷ đồng cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Căn cứ tình hình thiệt hại và điều kiện thực tế của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương thống nhất hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
11/09/2024

CẬP NHẬT CẢNH BÁO LŨ: Đặc biệt lớn trên sông Thao, lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương và sông Hoàng Long

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia phát bản tinh cảnh báo lũ lúc 5h30 phút sáng 11/9.
11/09/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục lũ lụt tại Bắc Giang

Trước tình trạng mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét gây hậu quả nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ để đi chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang.
10/09/2024

8 tỉnh, thành phố có nguy cơ ngập lụt vùng trũng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tính đến 20 giờ ngày 9/9, khu vực các tỉnh Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Sơn Bình 2 (Lai Châu) 172,2 mm; Xín Chải (Điện Biên) 191,8 mm; Trung Lèng Hồ (Lào Cai) 329,2 mm; Tân Phượng1 (Yên Bái) 492,8 mm; Nấm Dẩn 2 (Hà Giang) 476,2 mm; Trung Minh (Tuyên Quang) 235,4 mm; Lương Bằng (Bắc Kạn) 231,8 mm; Yên Đổ (Thái Nguyên) 303,2 mm; Xuân Trường 2 (Cao Bằng) 197,6 mm; Đầm Hà (Quảng Ninh) 168,8 mm...
10/09/2024

Hai tàu hoang trôi dạt từ Trung Quốc, nguy cơ đâm hỏng cầu

Hai con tàu hút không có người lái, trôi dạt tự do từ Trung Quốc sang Việt Nam có nguy cơ đâm hỏng các cây cầu trên sông Hồng.
10/09/2024

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài.
09/09/2024