Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 29/7, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 11, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (viết tắt là Luật Sĩ quan).

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo luật, các tờ trình, báo cáo do Cơ quan thường trực Ban Soạn thảo phối hợp với các cơ quan chuẩn bị. Các đại biểu góp ý làm rõ những vấn đề trong dự thảo Luật, gồm: Chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng; một số nội dung liên quan đến thẩm quyền, việc giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết đối với sĩ quan và quy định rõ hơn một số chế độ, chính sách đối với sĩ quan, như thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn, chế độ bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ, gia đình sĩ quan...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Văn Giang biểu dương các cơ quan đã chủ động, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch phân công. Trong thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhưng các cơ quan đã phối hợp nhịp nhàng, bảo đảm đầy đủ hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết làm cơ sở xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan.

Đồng chí nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan phải bảo đảm giữ được chất lượng, vị thế, uy tín của đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của quân đội; tăng cường sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị các cơ quan tiếp thu ý kiến tại hội nghị và hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Luật gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định; hoàn thiện tờ trình, các báo cáo liên quan; tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ngành... để báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phối hợp khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định, thông tư để thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung các điều luật. Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến về những vấn đề còn bất cập, vướng mắc để hoàn thiện dự thảo luật bảo đảm chặt chẽ, sát thực tiễn.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% tiền lương

Các cơ quan quản lý lao động tại TPHCM đề xuất nâng cao mức trợ cấp thất nghiệp và chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề, nhằm giúp họ nâng cao tay nghề, tìm việc làm mới.
15/09/2024

Tiếp tục đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Dự báo giá nhà khó giảm, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang.
15/09/2024

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024

Đề xuất người dưới 18 tuổi bị cận, viễn thị sẽ được BHYT trả chi phí điều trị

Bộ Y tế đề xuất trường hợp dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán. Trước đây, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này đối với trẻ dưới 6 tuổi.
20/08/2024