Giảm mức hưởng chế độ ốm đau, thiệt cho người lao động

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi cần hướng tới chế độ ốm đau tốt hơn cho người lao động thay vì quy định mức hưởng thấp hơn quy định hiện hành.

Theo Luật BHXH năm 2014, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được nghỉ việc chữa bệnh, hưởng chế độ ốm đau tối đa là 180 ngày.

Hết thời hạn 180 ngày trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Trong khi đó, theo dự thảo Luật BHXH sửa đổi, người lao động được nghỉ việc chữa bệnh hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đóng đủ 30 năm trở lên.

Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ việc chữa bệnh hưởng chế độ ốm đau tối đa là 40 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đóng đủ 30 năm trở lên.

Sau khi hưởng hết thời hạn tối đa trên, người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì người mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

Mức hưởng chế độ ốm đau trong thời gian hưởng tối đa bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Khi hưởng tiếp sau thời hạn tối đa, người lao động chỉ được hưởng 50%, 55% hoặc 65% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (tùy vào số năm đóng BHXH).

Theo một chuyên gia lao động, chế độ ốm đau ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, với quy định trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi, quyền lợi của người lao động bị giảm sút nhiều.

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi cần hướng tới chế độ ốm đau tốt hơn cho người lao động. Ảnh minh hoạ: Lê Anh Dũng

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi cần hướng tới chế độ ốm đau tốt hơn cho người lao động. Ảnh minh hoạ: Lê Anh Dũng

Dự thảo Luật quy định thời hạn hưởng chế độ ốm đau, người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày chỉ được hưởng chế độ 75% tiền lương trong thời hạn tối đa là 30-70 ngày, sau đó chỉ được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn là chưa hợp lý.

Trong khi theo quy định hiện hành, người lao động được hưởng chế độ ốm đau 75% tiền lương trong thời hạn tối đa đến 180 ngày. Sau thời hạn này mới hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn.

Khi người lao động rơi vào cảnh ốm đau, ngoài phải lo chi phí chữa trị thì phải lo toan cuộc sống gia đình và hồi phục sức khỏe. Do vậy, dự thảo Luật cần phải hướng tới chế độ tốt hơn cho người lao động thay vì quy định mức hưởng thấp hơn mức hiện hành.

Thiệt cho người lao động

Anh Lê Ngọc Quang (Quản lý một phân xưởng tại công ty sản xuất linh kiện thiết bị điện tại Khu Công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh) cho rằng, ốm đau là điều không ai mong muốn, nhưng khi chẳng may rơi vào ai thì cũng đều mong muốn có điều kiện chữa trị, nghỉ ngơi và bồi bổ sức khỏe tốt nhất. 

Với đa số công nhân lao động ở các khu công nghiệp, do đồng lương thấp, nếu chẳng may rơi vào cảnh ốm đau, phải nghỉ việc dài ngày thì rất khó khăn, rất cần hỗ trợ từ chính sách BHXH.

“Có người ốm đau phải nghỉ 4-5 tháng để điều trị. Với mức trợ cấp hiện nay họ đã rất khó khăn, nên nếu Luật BHXH sửa đổi lại giảm trợ cấp tối đa thì họ không biết xoay xở thế nào để điều trị bệnh tật. Không ít người chưa khỏi bệnh phải cố gắng đi làm trở lại để lo kinh tế gia đình nên sức khỏe không đảm bảo”, anh Quang nêu.

Góp ý vào dự thảo Luật, ông Nguyễn Văn Dần (đại diện Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam) cho biết, trong dự thảo quy định người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 30 ngày trở lên/năm, trong 30 ngày đầu kể từ ngày kết thúc hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày. 

Theo ông Dần, người ốm đau, sau phẫu thuật cần có thời gian theo dõi, khám lại, với quy định 30 ngày sau ốm đau là quá ngắn, do vậy cơ quan soạn thảo luật cần nghiên cứu nâng mức nghỉ ốm đau sau điều trị lên 60 ngày để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Những điểm mới quan trọng trong dự thảo LUẬT NHÀ GIÁO

Quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo; nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt; giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; tăng đãi ngộ đối với nhà giáo;...là những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
20/11/2024

Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo

Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
20/11/2024

Hướng dẫn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
18/11/2024

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
17/11/2024

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
17/11/2024

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
17/11/2024

Đại biểu góp ý về tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhiều đại biểu Quốc hội góp ý về nâng tuổi nghỉ hưu (tuổi phục vụ tại ngũ) đối với sĩ quan quân đội.
11/11/2024

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho trẻ 16-18 tuổi

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề xuất trẻ 16-18 tuổi được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy.
05/11/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Phân quyền, hạn chế quy định phân cấp

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, hạn chế quy định phân cấp; quy định nhiệm vụ của UBND các cấp theo hướng giảm bớt nhiệm vụ của tập thể UBND, tăng cường nhiệm vụ của Chủ tịch UBND.
31/10/2024

Đề xuất mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
29/10/2024

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
29/10/2024