Để lộ thông tin cá nhân, Bộ Công an đề xuất phạt đến 500 triệu đồng

Trước thực trạng nhiều dữ liệu thông tin cá nhân bị sử dụng, đánh cắp, công khai, trao đổi, rao bán nhằm trục lợi, Bộ Công an đề xuất mức phạt lên tới 500 triệu đồng...

Bộ Công an vừa có tờ trình trình Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng.

Có khoảng 200 trang thông tin điện tử không phép, ẩn danh...

Theo Bộ Công an, thời gian qua, tình trạng lộ thông tin nhạy cảm, thông tin bí mật nhà nước diễn ra thường xuyên, nhiều vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Đáng chú ý theo thống kê, mạng xã hội là nơi thường xuyên diễn ra tình trạng đăng tải thông tin xấu độc, sai sự thật.

Hiện có khoảng 200 trang thông tin điện tử không phép, đăng ký “ẩn danh”, máy chủ đặt tại nước ngoài hoạt động như tờ báo tư nhân trá hình, mạo danh các cơ quan, tổ chức trong nước đăng tải thông tin không chính thống từ nhiều nguồn, tin giả, tin sai sự thật. Nhiều hội, nhóm trên mạng xã hội có lượng thành viên lớn, đăng các bài viết bịa đặt, bình luận tiêu cực về các vấn đề chính trị, xã hội, sự kiện “nóng” trong nước, vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc tin tức “giật gân”…

Nếu để lộ thông tin cá nhân thì có thể bị phạt đến 500 triệu đồng. 

Nếu để lộ thông tin cá nhân thì có thể bị phạt đến 500 triệu đồng. 

"Tình hình an ninh thông tin, an ninh dữ liệu đã được quan tâm nhưng chưa có chế tài xử lý" - Bộ Công an nêu thực tế và cho biết dữ liệu thông tin cá nhân bị sử dụng, đánh cắp, công khai, trao đổi, rao bán nhằm trục lợi, chào mời khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ. Chính vì vậy, những hành vi này cần có mức xử phạt để tăng hiệu lực của pháp luật, tăng sức răn đe, ngăn ngừa tội phạm.

Cạnh đó, tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước, rất nhiều cá nhân đã bị lừa đảo với số tiền rất lớn…

Dù vậy, trong thực tế vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc khi thi hành pháp luật về an ninh mạng. Đặc biệt, các hành vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng chưa được xác định cụ thể. Nhiều hành vi được quy định rải rác trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau, một số hành vi chưa có văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết nên chưa có cách hiểu thống nhất, dẫn đến vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn. 

Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng được quy định trong Luật An ninh mạng và một số văn bản hướng dẫn thi hành nhưng chưa có chế tài xử phạt.

Bộ Công an cho rằng với mức độ lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên không gian mạng, nếu không áp dụng mức phạt tối đa đối với một số hành vi vi phạm về an ninh mạng sẽ không đủ sức răn đe, chưa tương xứng với hậu quả thiệt hại gây ra, chưa phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội.

Phạt đến 100 triệu đồng nếu vi phạm về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

Từ thực tế nêu trên, Bộ Công an đã đề xuất các mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân.

Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đề xuất phạt tiền 70 triệu -100 triệu đồng khi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong một số trường hợp như bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không lập hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định...

Đặc biệt, Bộ Công an đề xuất phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu để lộ, mất dữ liệu cá nhân hoặc chuyển dữ liệu cá nhân của 100.000 công dân Việt Nam tới dưới 1 triệu công dân Việt Nam ra nước ngoài. 

Phạt tiền gấp 5 lần quy định nếu để lộ, mất dữ liệu cá nhân hoặc chuyển dữ liệu cá nhân của 1 triệu công dân Việt Nam tới dưới 5 triệu công dân Việt Nam ra nước ngoài. 

Trường hợp để lộ, mất dữ liệu cá nhân hoặc hoặc chuyển dữ liệu cá nhân của trên 5 triệu công dân Việt Nam ra nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền bằng 3% đến 5% tổng doanh thu năm tài chính liền trước tại Việt Nam.

Ngoài phạt tiền, Bộ Công an còn đề xuất các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật, phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân; trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ có thời hạn xử lý dữ liệu cá nhân 1-3 tháng…

Mức phạt tiền nêu trên cũng được Bộ Công an đề xuất với các hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng không được thu thập qua hoạt động kinh doanh của mình để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo; cung cấp thông tin của khách hàng trái với nguyên tắc xử lý dữ liệu cá nhân; chuyển giao dữ liệu cá nhân không thuộc các trường hợp được pháp luật quy định cho phép chuyển giao hoặc trái với nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân…

Mức phạt 70 triệu – 100 triệu còn được đề xuất áp dụng khi bên kiểm soát dữ liệu cá nhân, bên kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không lập hoặc không lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân…

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Riêng với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bộ Công an đề xuất báo cáo, xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức phạt gấp 2 lần, gấp 5 lần và mức phạt theo phần trăm doanh thu năm tại thị trường Việt Nam đối với một số hành vi liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân 

Theo Bộ Công an, bảo vệ dữ liệu cá nhân là lĩnh vực mới, là vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. 

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó giao Bộ Công an xây dựng và trình Quốc hội dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Mặt khác, nếu xử phạt với mức phạt thấp thì không bảo đảm tính răn đe và chưa phù hợp với loại hình doanh nghiệp có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân.

Theo PLO Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Sửa Luật Quảng cáo: Dự kiến bổ sung quy định người nổi tiếng tham gia quảng cáo

Bộ VHTT&DL dự kiến bổ sung một số điều cụ thể liên quan đến người nổi tiếng tham gia quảng cáo trong Luật Quảng cáo (sửa đổi). Người tham gia quảng cáo trên mạng phải chịu trách nhiệm trước luật pháp nói chung và Luật Quảng cáo nói riêng liên quan đến sản phẩm mình quảng cáo.
09/04/2025

Đề xuất Công an cấp xã được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự

Tại dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, trong đó có Công an cấp xã.
09/04/2025

Đề xuất tiêu chí mới, hướng tới cấp xã, phường còn khoảng 5.000 đơn vị

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị.
04/04/2025

Đề xuất xem xét tinh giản cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện tinh giản.
04/04/2025

Đề xuất thí điểm giao quyền địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất giao quyền cho các địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (NƠXH), ưu tiên doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực tài chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.
03/04/2025

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (Luật hiện hành NSTW hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (Luật hiện hành NSĐP hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP.
02/04/2025

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ thông tin khiến thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, pháp luật về lĩnh vực này chưa theo kịp thực tiễn đã tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Do vậy, kịp thời hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.
14/03/2025

Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tương xứng với tính chất đột phá chiến lược của công tác xây dựng thể chế

Ngày 11/3/2025, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
12/03/2025

Đề xuất bỏ quy định 'đơn thuốc chỉ có giá trị trong 5 ngày'

Bộ Y tế đề xuất người kê đơn có trách nhiệm khuyến cáo người bệnh về thời hạn mua, lĩnh thuốc, thay vì quy định thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày kê như hiện hành.
05/03/2025

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân trên ứng dụng VNeID

Từ thực tiễn có thể khẳng định, hệ thống chính sách, pháp luật về lý lịch tư pháp trong giai đoạn 2009 - 2025 không ngừng được phát triển, hoàn thiện, tạo căn cứ để nâng cao chất lượng dữ liệu lý lịch tư pháp, góp phần làm giàu kho tài nguyên của quốc gia; đồng thời, bảo đảm hiệu quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
05/03/2025

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
28/02/2025

Nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp

Kết luận số 126 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới là tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh, thành. Nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến sửa Hiến pháp.
28/02/2025