Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khai về khối tài sản của mình

Theo kế hoạch, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và đồng phạm sẽ bước sang phần tranh luận, đại diện VKS luận tội các bị cáo, tuy nhiên, phiên tòa đã lùi nội dung này sang ngày 26/7.

Ngày 25/7, theo kế hoạch, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bước vào phần tranh luận, đại diện VKS luận tội các bị cáo.

Tuy nhiên, sáng nay, với lý do để xem xét và ghi nhận đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, đại diện VKS đề nghị HĐXX cho quay trở lại phần xét hỏi.

Đại diện VKS ghi nhận, tới thời điểm hiện tại, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã nộp 200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Trả lời thẩm vấn của đại diện VKS về phương án khắc phục tiếp theo, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày: Tính đến ngày 25/7, bị cáo đã khắc phục khoảng 240 tỷ đồng.

Từ khi khởi tố, bị bắt tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán, khi bị cáo làm việc với CQĐT đã luôn xin được khắc phục số tiền thiệt hại là trên 700 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa. Ảnh: CTV
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa. Ảnh: CTV

Bị cáo đã làm việc với luật sư vì mong muốn xin được dùng tài sản để khắc phục hậu quả vụ án. Bị cáo đã bán hãng hàng không Bamboo, thu được 200 tỷ đồng, đã nộp số tiền này vào tài khoản của CQĐT để khắc phục.

Theo trình bày của bị cáo Trịnh Văn Quyết, tiền bán hãng hàng không còn 500 tỷ đồng chưa được thanh toán và bên mua cam kết chuyển về tài khoản của CQĐT để bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả. Đối với số tiền này, bị cáo cho rằng đủ để trả hết thiệt hại bị quy kết ở tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Đến tháng 8/2022, bị cáo bị khởi tố thêm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số tiền bị quy kết đã chiếm đoạt là trên 3.000 tỷ đồng, bị cáo đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần tại FLC để bồi thường khắc phục hậu quả vụ án ở hành vi này.

Theo ông Trịnh Văn Quyết, bị cáo nắm giữ 30% cổ phần tại FLC và cho rằng toàn bộ tài sản đó đủ để khắc phục hậu quả vụ án. Bị cáo vẫn luôn tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nếu bị HĐXX tuyên bị cáo phải bồi thường.

Vẫn theo trình bày của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, tài sản của bị cáo đang bị phong tỏa ước tính khoảng 4.800 tỷ đồng – 5.000 tỷ đồng. Cộng thêm số tiền mà bên mua hãng hàng không Bamboo chưa trả, bị cáo ước tính, toàn bộ tài sản đó đủ để khắc phục hậu quả của vụ án.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết mong HĐXX tạo điều kiện để bị cáo có thể bán tài sản nhằm đền bù thiệt hại trong vụ án, bao gồm cả cổ phần của bị cáo tại FLC. Bị cáo mong cơ quan tiến hành tố tụng cho bị cáo bán cổ phần FLC trước, nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết.

Để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, để phía VKS xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, HĐXX quyết định chiều mai (26/7) sẽ bước sang phần tranh luận, đại diện VKS sẽ tiến hành luận tội.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động và việc công bố, thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng.
25/02/2025

Nông sản Việt bị châu Âu cảnh báo 130 lần, báo động nạn 'đánh cắp' chứng nhận

Các mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu vào EU bị cơ quan chức năng của thị trường này cảnh báo 130 lần. Trong đó, tỷ lệ bị cảnh báo tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép có xu hướng tăng mạnh.
24/02/2025

Xuất khẩu Việt trước rủi ro thuế quan

Không chỉ thép có thể thành mặt hàng đầu tiên chịu tác động, nhiều sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đứng trước rủi ro từ thuế quan.
12/02/2025

Siết thu thuế với người nổi tiếng livestream bán hàng

Ngành thuế lập danh sách người nổi tiếng có doanh thu lớn từ livestream, tiếp thị liên kết thương mại điện tử để phân loại rủi ro và kiểm tra trong năm nay.
08/01/2025

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
10/12/2024

Tiền thuế thu nhập cá nhân 11 tháng vượt kế hoạch cả năm 10.000 tỷ đồng

Đến cuối tháng 11, số thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân ước đạt 106,9% dự toán, tương ứng khoảng 170.000 tỷ đồng.
09/12/2024

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
05/12/2024

Sắp kết nối thanh toán mã QR xuyên biên giới với Trung Quốc

Theo kế hoạch năm 2025, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...hướng tới mục tiêu chung thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ trong hoạt động thanh toán xuyên biên giới.
01/12/2024

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới giữa năm sau

Quốc hội đồng ý kéo dài giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) tới giữa năm sau, trừ chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng.
01/12/2024

Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập dưới một triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
30/11/2024

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp.
26/11/2024

Ban Quản lý khai thác các cảng cá tỉnh Ninh Thuận: Điểm tựa cho ngư dân và phát triển kinh tế biển

Tỉnh Ninh Thuận, với đường bờ biển dài hơn 105km, được xem là một trong những trung tâm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản quan trọng của miền Trung. Trong đó, Ban Quản lý Khai thác các cảng cá tỉnh Ninh Thuận đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo các hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh thủy sản diễn ra thuận lợi và bền vững.
25/11/2024