Cục CSGT: "Có nhiều ý kiến cho rằng không cần giảm tiền phạt nồng độ cồn"

Theo Cục CSGT, có một số ý kiến cho rằng vẫn cần giữ nguyên mức xử phạt về nồng độ cồn ở mức tối thiểu, để duy trì nề nếp, tạo thói quen chấp hành luật giao thông cho người dân.

Liên quan đến việc Bộ Công an đề xuất giảm tiền phạt vi phạm nồng độ cồn ở mức tối thiểu, trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 8/8, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn

tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT) cho biết, sau khi dự thảo Nghị định được đưa ra, có nhiều ý kiến đồng tình, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần giữ nguyên mức xử phạt cũ.

Theo Đại tá Nhật, đề xuất hạ thấp mức phạt tiền về vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu, là quá trình tiếp thu ý kiến của các ban, bộ, ngành và các ý kiến từ những cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, Bộ Công an đưa ra mức đề xuất phù hợp, tuy nhiên đây mới chỉ là dự thảo.

"Khi đề xuất được đưa ra, có nhiều ý kiến đồng tình về việc giảm tiền phạt nồng độ cồn ở mức tối tiểu, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần giữ nguyên mức phạt cũ như trước đây tại Nghị định 100, với nhiều lý do", ông Nhật nói.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an (Ảnh: Trần Thanh).
Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an (Ảnh: Trần Thanh).

Theo vị đại diện Cục CSGT, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đã đi vào nề nếp trong 2 năm qua, tạo được thói quen cho người dân về việc chấp hành luật an toàn giao thông - "đã uống rượu là không lái xe".

Vì vậy, một số ý kiến cho rằng việc giảm tiền phạt vi phạm nồng độ cồn ở mức tối thiểu sẽ tạo tâm lý "chểnh mảng", thiếu sự răn đe. 

Ông cũng lấy ví dụ về việc đội mũ bảo hiểm của người dân trong 10 năm qua, hiện nay việc xử lý nồng độ cồn cũng đã tạo thói quen cho người dân đã sử dụng rượu bia là không lái xe. Việc này đảm bảo an toàn cho chính người dân và những người tham gia giao thông khác.

Nói thêm về các ý kiến cho rằng cần giữ nguyên mức phạt về vi phạm nồng độ cồn, ông Nhật lấy dẫn chứng, dù đã xử phạt nặng, nhưng 6 tháng đầu năm vẫn còn trên 550.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó hơn 90% là người điều khiển xe máy bị xử lý.

Theo ông Nhật, thực tế qua tuần tra, kiểm soát cho thấy ở các đô thị lớn, người điều khiển ô tô và một số người điều khiển xe máy đã không dám uống rượu, bia. Tuy nhiên ở các vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người dân điều khiển xe máy vẫn còn vi phạm.

"Những ý kiến này lo ngại việc giảm tiền phạt có thể khuyến khích người dân uống rượu bia khi lái xe, dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Thời gian tới Bộ Công an sẽ tổ chức hội thảo, tiếp tục tiếp thu các ý kiến để xây dựng dự thảo nghị định trình Chính phủ quyết định", ông Nhật cho biết.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn với người dân ở Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).
CSGT kiểm tra nồng độ cồn với người dân ở Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Trong đó, Bộ Công an đề xuất hạ thấp mức phạt tiền so với Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (mức vi phạm tối thiểu), để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Cụ thể: Đối với người điều khiển ô tô, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng, thay vì mức phạt 6-8 triệu đồng như hiện hành.

Đối với người điều khiển xe máy, Bộ Công an đề xuất phạt 400.000-600.000 đồng, thay vì phạt 2-3 triệu đồng như quy định hiện hành.

Mức phạt nồng độ cồn với xe máy:

Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 11 tháng. 

Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 17 tháng.

Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.  Tước giấy phép lái xe 23 tháng.

Mức phạt nồng độ cồn với ô tô: 

Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng.

Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 17 tháng. 

Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 23 tháng.

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất chế độ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI nhân viên y tế công lập

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
02/12/2024

Đề xuất hồ sơ, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu.
25/11/2024

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
25/11/2024

Những điểm mới quan trọng trong dự thảo LUẬT NHÀ GIÁO

Quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo; nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt; giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; tăng đãi ngộ đối với nhà giáo;...là những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
20/11/2024

Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo

Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
20/11/2024

Hướng dẫn áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
18/11/2024

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
17/11/2024

Đề xuất sửa quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
17/11/2024

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
17/11/2024

Đại biểu góp ý về tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhiều đại biểu Quốc hội góp ý về nâng tuổi nghỉ hưu (tuổi phục vụ tại ngũ) đối với sĩ quan quân đội.
11/11/2024

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho trẻ 16-18 tuổi

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề xuất trẻ 16-18 tuổi được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy.
05/11/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024