Chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Trong phiên thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã giải trình về quy định thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Cụ thể, liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, có ý kiến cho rằng quy định thanh tra, kiểm tra tối đa một lần trong năm có thể tạo ra lỗ hổng trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng giải thích dự thảo Nghị quyết quy định số lần thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Quy định này đã thể chế hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 68 để làm chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Quy định tại dự thảo Nghị quyết cũng hướng tới việc giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên dữ liệu điện tử và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra.

Theo Bộ trưởng, những quy định trên không làm giảm hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, không cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị quyết cũng không hạn chế đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan

"Trói tay, trói chân" ngành thanh tra có ngăn chặn được hàng lậu, hàng giả...

Trước đó, phát biểu góp ý dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu, khi đọc dự thảo nghị quyết, cá nhân bà cho rằng, đây là nghị quyết không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, bà quan tâm tới vấn đề thanh, kiểm tra.

Theo quy định dự thảo, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần trong năm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan băn khoăn, liệu quy định này có phù hợp với tình hình hiện nay.

Đại biểu dẫn chứng, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20 có nội dung tương tự khi quy định thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp không quá 1 lần/năm. Sau đó, chỉ thị trên đã được bãi bỏ năm 2024 bằng Quyết định 1182.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, quy định không thanh tra quá 1 lần/năm như dự thảo nêu, hiệu quả công tác thanh tra không cao.

"Nếu tôi là doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là nhà nước, nếu tháng 1 đã thanh tra, thì trong 11 tháng còn lại, doanh nghiệp muốn làm gì thì làm? Trong đầu doanh nghiệp suy nghĩ, yên tâm, thanh tra không có quyền vô nữa. Đây là một điều dở. Tôi rất đồng ý quan điểm không thể chấp nhận thanh tra nhiều sẽ gây nhũng nhiễu, tiêu cực, nhưng việc nào ra việc đó. Không vì sợ nhũng nhiễu mà chúng ta loại bỏ hiệu quả của thanh tra", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.

Cũng theo đại biểu, với quy định trên, ngành thanh tra sẽ bị "trói tay, trói chân", trong khi tình hình hàng nhập lậu, kém chất lượng, hàng giả ngày càng nhiều. đại biểu ví von: "Nếu thật là vàng thì sợ gì lửa".

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách, cần tháo gỡ ngay, tác động lớn đến niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đồng thời, không thuộc phạm vi điều chỉnh của các Luật có trong Chương trình xây dựng pháp luật Kỳ này.

Theo đó, dự thảo thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực và Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Dự thảo quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, tiếp cận nguồn lực, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Quy định về nguyên tắc xử lý các vi phạm, giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh, giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn.

Về nội dung hỗ trợ tiếp cận tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh gồm có quy định các chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, cụ thể là hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công.

Đối với hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công, sẽ quy định hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các dự án xanh, tuần hoàn…; mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tài chính, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

Đối với nội dung, hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực, dự thảo Nghị quyết quy định hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi thuế cho các hoạt động này; nhà nước hỗ trợ xây dựng, hoặc thuê, mua các nền tảng dùng chung; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất 2 chính sách hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong: Bao gồm đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, quan trọng quốc gia. Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng: Nghiên cứu hỗ trợ chi phí cho hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
13/06/2025

Hộ kinh doanh lộ doanh thu lớn khi kê khai thực tế

Xuất hóa đơn bán hàng, kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế, tính thuế theo kê khai thực tế đang lộ ra những 'mỏ thuế' từ các hộ kinh doanh.
11/06/2025

Hỗ trợ hộ kinh doanh triển khai hóa đơn điện tử

Cục Thuế đề nghị các tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử chủ động công khai thông tin về giải pháp và dịch vụ triển khai, thông tin về gói dịch vụ hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền dành cho các hộ kinh doanh.
08/06/2025

Những nội dung mới của Nghị định số 70/2025/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ có hiệu lực từ 1/6/2025

Cục Thuế, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản giới thiệu nội dung mới tại Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 1/6/2025.
04/06/2025

Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia BHXH bắt buộc

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc với nhiều nhóm đối tượng, trong đó có chủ hộ kinh doanh cá thể.
04/06/2025

Công ty Tây Nam vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống

Ngày 15/5/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Tây Nam long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng và kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống (15/5/2000 – 15/5/2025). Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những thành tích xuất sắc của Công ty trong quá trình xây dựng, phát triển và xây dựng Quân đội cũng như đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
03/06/2025

Hai tuần phải trả lời - Nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm hành chính - Công vụ

"Doanh nghiệp đề xuất, được hay không thì phải trả lời; cứ 'ỉm đi' là không được!" – phát biểu dứt khoát này của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ là một tuyên bố, mà là một mệnh lệnh cải cách, một tín hiệu cảnh tỉnh mạnh mẽ gửi đến toàn bộ hệ thống hành chính – từ Trung ương đến địa phương.
03/06/2025

Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 01/7/2025: Lưu ý với người nộp thuế

Lưu ý với người nộp thuế về thực hiện quy định sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 01/7/2025.
01/06/2025

Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An yêu cầu chấm dứt tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi thực hiện thủ tục hành chính; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
29/05/2025

Từ 1/7, tạm dừng giao dịch tài khoản doanh nghiệp nếu chưa cập nhật sinh trắc học

Từ 1/7, khách hàng tổ chức chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử sau khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.
27/05/2025

Đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử; giao Công an xã phường đồng hành cùng ngành thuế kiểm tra, xác minh hoạt động kinh doanh không khai báo

UBND TPHCM chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử. Yêu cầu Công an cấp xã, phường đồng hành với ngành thuế trong kiểm tra, xác minh hoạt động kinh doanh không khai báo.
26/05/2025

Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
23/05/2025