Cánh cửa xuất khẩu online rộng mở với sản phẩm, hàng hoá Việt

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản Việt… đang tràn đầy cơ hội xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử.

Hàng Việt xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Khởi đầu từ 1 cửa hàng bán sản phẩm handicraft (thủ công mỹ nghệ) cho khách du lịch, sau quá trình kinh doanh bán lẻ, nhận thấy khách hàng quốc tế rất yêu thích sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm truyền thống, Công ty CP Đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương – Indochina quyết định thành lập Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu vào cuối năm 2015. Tháng 8/2015, công ty đăng ký thành công 1 tài khoản Gold Supplier (nhà cung cấp Vàng) cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com. Chỉ khoảng hơn 1 tháng sau đã có đơn hàng đầu tiên.

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương chia sẻ, từ đơn hàng đầu tiên đó, năm 2017, Indochina đăng ký thêm 1 tài khoản nữa trên Alibaba.com, tập trung quảng bá những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc. Tháng 2/2022, Indochina nâng cấp lên gói dịch vụ Verified Suppier (nhà cung cấp được xác minh). Từ đó, gian hàng trực tuyến của Indochina trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com luôn có tới 60 sản phẩm trên kệ trưng bày thay vì 10 – 20 như các tài khoản bình thường. Sau khi Indochina trở thành nhà cung cấp được xác minh, lượt tương tác tăng hơn 50%, lượng đơn hỏi hàng tăng gấp 3, số lượng đơn hàng chốt thành công tăng hơn 30%... so với trước. Từ một cửa hàng nhỏ ban đầu, sau gần 9 năm, Indochina đã có hơn 3.000 đơn đặt hàng đến từ Mỹ, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại cơ hội cho hàng xuất khẩu.
Các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại cơ hội cho hàng xuất khẩu.

Cũng là một trong những doanh nghiệp nhỏ kinh doanh nông sản hữu cơ, Công ty Organic Viet Food (OVF) đã quyết định đưa sản phẩm hạt điều lên sàn thương mại điện tử để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Xác định làm chuẩn ngay từ đầu, sản phẩm hạt điều Bình Phước đã được OVF xây dựng thương hiệu Newbam với bao bì, mẫu mã, đóng gói… đúng chuẩn để xuất khẩu.

Song song với đó, OVF đã đăng ký kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Amazon, đồng thời kiên trì học hỏi và đáp ứng đúng các tiêu chí do Amazon hướng dẫn. Nhờ đó, sản phẩm hạt điều Newbam đã nhanh chóng được lên kệ của Amazon. Tháng 11/2022, hạt điều Newbam đã xuất đợt hàng đầu tiên đến Mỹ. Đến nay, hạt điều Newbam đã xuất khẩu khá đều đặn đến Mỹ và Canada.

Câu chuyện thành công của Indochina và OVF không phải là câu chuyện hiếm đối với các sản phẩm Việt Nam trên hành trình xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử. Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, tăng trưởng thần tốc, và trở nên là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới là giải pháp hữu hiệu, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tệp khách hàng, tăng phạm vi tiếp cận thị trường,nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

Báo cáo Thương mại điện tử năm 2023 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 là tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Theo thống kê của Amazon Global Selling, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD tăng vọt gần gấp 10 lần. Thông qua nền tảng của Amazon, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tuyến với hơn 2 tỷ người mỗi năm ở các thị trường khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và rất nhiều quốc gia khác như Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ...

Theo bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam, điểm thuận lợi là hàng hóa của Việt Nam ngày càng cạnh tranh và được đánh giá cao bởi thị trường quốc tế không chỉ vì yếu tố giá cả mà còn là thiết kế, mẫu mã và chất lượng. Đây là yếu tố rất quan trọng để hàng Việt Nam tận dụng được cơ hội vươn xa ra thế giới.

“Hàng Việt Nam cũng đang được hưởng những lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do mà chúng ta ký với các quốc gia như Anh, châu Âu, Mỹ hay Đông Nam Á. Nhờ đó, hàng hóa có lợi thế về thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc đạt đến mức bằng 0 đối với những quốc gia như là Anh và EU. Đây là lợi thế cạnh tranh vượt trội so với nhà cung cấp, doanh nghiệp ở các quốc gia khác như là Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Đây những lợi thế doanh nghiệp Việt Nam nên nắm giữ và phát triển”, bà Nguyễn Thị Phương Uyên nói.

Nhiều sản phẩm, hàng hoá Việt sẽ có thể tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ các nền tảng thương mại điện tử.

Nhiều sản phẩm, hàng hoá Việt sẽ có thể tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ các nền tảng thương mại điện tử.

Tháo gỡ nút thắt

Dù đã có một số thành công nhất định, song xuất khẩu qua biên giới còn gặp không ít khó khăn. Theo đó, bà Hoàng Thị Thanh Tâm chia sẻ, đầu tiên đó là niềm tin với khách hàng. Vì giao dịch xuyên biên giới và qua thương mại điện tử, khách hàng không trực tiếp gặp mặt doanh nghiệp nên để có thể xây dựng được niềm tin với khách hàng là điều đặc biệt quan trọng. Khó khăn thứ hai là về thanh toán và bảo mật thông tin. Khó khăn thứ ba đó là về phần logistics và chuỗi cung ứng.

Theo các chuyên gia, khó khăn còn ở chỗ mức độ tham gia xuất khẩu qua thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu; sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường.

Chưa kể, nguồn nhân lực về thương mại điện tử xuyên biên giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu thông tin về xu hướng các quy định liên quan của thị trường nước ngoài; các kỹ năng, kiến thức về xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới còn nhiều hạn chế...

Do đó, để bán hàng thành công trên các sàn thương mại điện tử quốc tế, doanh nghiệp cần hiểu hành vi tiêu dùng của người mua hàng thông qua thương hiệu lựa chọn, mức độ tin cậy, sự tiện lợi và dịch vụ phù hợp, cũng như phải xây dựng được thương hiệu nổi bật trong môi trường trực tuyến. Theo đó, các sản phẩm khi đăng bán trên thị trường cần được đóng gói đẹp, nâng cao chất lượng sản phẩm, nên sử dụng vật liệu thân thiện, bền vững với môi trường. Đặc biệt, sản phẩm không được vi phạm thương hiệu.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, hiện nay, Bộ Công thương đang nỗ lực phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, hoàn thiện những nền tảng số tương ứng đối với những hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp để có thể kịp thời hỗ trợ cho những doanh nghiệp, hợp tác xã và những hộ kinh doanh để có thể hỗ trợ kinh doanh hiệu quả trên môi trường số.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa việc phối hợp với những sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước để có thể hỗ trợ kịp thời đối với những doanh nghiệp đang có ý định kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, từng bước xây dựng những gian hàng chung, những Gian hàng quốc gia Việt Nam tại các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới để có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp tới những khách hàng quốc tế.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.
09/10/2024

'Nữ hoàng mía đường' đề xuất phát voucher cho người dân để kích cầu

Bà Huỳnh Bích Ngọc đề xuất Chính phủ xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định nhằm kích cầu tiêu dùng.
04/10/2024

Nghị quyết 143/NQ-CP: Lực đẩy quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ

Với những giải pháp, sự hỗ trợ thiết thực từ Nghị quyết 143/NQ-CP, các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi sau bão lũ. Điều quan trọng là cần kịp thời đánh giá thiệt hại, nắm bắt cơ hội từ các chính sách ưu đãi và đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình khắc phục hậu quả bão lũ.
20/09/2024

7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã tiếp nhận 9.000 vụ thiệt hại tài sản và xe cơ giới với tổng yêu cầu bồi thường 7.000 tỷ đồng.
13/09/2024

Ngân hàng phải gửi 'danh sách đen' tài khoản đáng ngờ hàng tháng

Ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc báo cáo này thực hiện chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.
06/09/2024

Thủ tướng yêu cầu tăng thu ngân sách

Thủ tướng giao chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024 vượt 10% dự toán Quốc hội giao, để tạo nguồn cải cách tiền lương, xử lý phát sinh.
03/09/2024

Phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 3 tháng

Ôtô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ 1/9.
30/08/2024

Lý do chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết đang đánh giá tổng thể Luật thuế thu nhập cá nhân, trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh để báo cáo Chính phủ, UBTVQH xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội.
25/08/2024

154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra vẫn chờ bổ sung quy hoạch

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Công Thương rà soát danh sách dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển sang, trước khi đề xuất cập nhật vào quy hoạch.
23/08/2024

Bộ trưởng Công Thương: Giá điện bậc thang được đề xuất giảm xuống 5 bậc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ hôm nay (21/8) cơ cấu biểu giá điện đã được đề xuất giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó bậc 1 nâng từ 0-50kWh lên 0-100 kWh.
21/08/2024

"Phát triển du lịch đêm: Không làm thì thiếu, làm lại thừa"

Thừa nhận thực trạng bất cập trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, còn Bộ đã có Đề án.
21/08/2024

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Nhà nước chỉ nên độc quyền 'mức độ nào đó' về truyền tải điện

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng Nhà nước nên "mở hơn nữa" trong truyền tải điện và chỉ độc quyền với đầu tư hệ thống cao áp, siêu cao áp.
20/08/2024