Bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7

Lương cao nhất của giáo viên hiện nay là hơn 12 triệu đồng/tháng. Từ 1/7 thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số như hiện nay.

Hiện nay lương của giáo viên được tính bằng công thức: Lương giáo viên = Lương cơ sở x Hệ số lương.

Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng /tháng.

Bên cạnh đó, hệ số lương của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT được quy định tại các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

Bảng lương hiện nay của giáo viên các cấp như sau:

Bảng lương giáo viên mầm non (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên mầm non (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên tiểu học (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên tiểu học (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên THCS (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên THCS (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên THPT (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Bảng lương giáo viên THPT (Ảnh: Thư viện pháp luật).

Như vậy, mức lương giáo viên cao nhất ở một số cấp học hiện nay là hơn 12 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm phụ cấp và mức lương thấp nhất là 3,78 triệu đồng/tháng.

Khi thực hiện cải cách tiền lương đối với giáo viên từ 1/7, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Do đó, giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.

Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương), bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) (nếu có).

Theo Nghị quyết 27, sẽ có hai bảng lương gồm một bảng lương chức vụ dành cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo do bầu cử và bổ nhiệm trong cả hệ thống chính trị từ cấp Trung ương đến cấp xã và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho các ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Trước đó, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Khi thực hiện cải cách tiền lương với công chức, viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung. Lý giải về việc này, Bộ Nội vụ cho rằng, Việt Nam đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. 

 

Theo Dân Trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Công an dự kiến bằng lái có 12 điểm, bị trừ hết điểm phải thi lại

Theo dự thảo, nếu bằng lái bị trừ hết điểm (12 điểm), tài xế phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do cảnh sát giao thông tổ chức.
29/04/2024

“Nóng” chuyện quảng cáo màn hình LED liên quan đến an ninh quốc gia

Quảng cáo màn hình LED thực hiện online nhưng xảy ra tình trạng có nội dung nhạy cảm, tác động đến xã hội hay an ninh quốc gia thì phải giải quyết thế nào?
27/04/2024

Bộ trưởng Công Thương: Mua 0 đồng điện mặt trời mái nhà để ngăn trục lợi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói việc mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa giá 0 đồng "là phù hợp" để ngăn hiện tượng trục lợi chính sách.
26/04/2024

Chủ tịch Quốc hội: Bổ sung quy định cấm để tránh gian lận thuế VAT

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị bổ sung quy định các hành vi bị cấm và các chế tài liên quan để tránh gian lận thuế VAT.
26/04/2024

Tổng Thư ký Quốc hội: Phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định pháp luật

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, có thể tạo ra kẽ hở trong công tác quản lý.
23/04/2024

Đề xuất dùng ngân sách hỗ trợ giữ đất trồng lúa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tăng nhiều mức tiền hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, hạn chế chuyển đổi.
17/04/2024

Quốc hội sắp xem xét kết quả giám sát gói phục hồi kinh tế - xã hội

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Nghị quyết 43 là gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp. Kết quả giám sát tối cao này dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
15/04/2024

Những trường hợp về hưu trước tuổi không bị trừ lương hưu

Một số trường hợp được nghỉ hưu sớm nhưng không bị khấu trừ tỷ lệ hưởng lương hưu 2% cho mỗi năm nghỉ trước tuổi.
15/04/2024

Bộ Tư pháp: Cần sớm có quy định quản lý tài sản ảo, tiền ảo

Bộ Tư pháp cho rằng cần sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý tài sản ảo, tiền ảo; có quy định cấm các hành vi mang tính rủi ro, lợi dụng chiếm đoạt tiền ảo, tài sản ảo.
13/04/2024

Chính phủ họp chuyên đề pháp luật lần thứ 26 trong nhiệm kỳ

Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 là phiên họp thứ 4 của năm 2024, và là phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ. Chính phủ trong phiên họp này sẽ xem xét, thông qua đối với 2 nội dung quan trọng.
11/04/2024

Hôm nay Chính phủ họp bàn giải pháp quản lý thị trường vàng

Hôm nay 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì cuộc họp bàn về các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng.
10/04/2024

Chính phủ yêu cầu sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu NHNN khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.
09/04/2024